Trong thời điểm này, người dân nên sử dụng những loại hải sản sống ở tầng nổi trong phạm vi 20 hải lý ở vùng biển 4 tỉnh Bắc Trung Bộ để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm
Theo đó, Bộ Y tế kết luận người dân có thể sử dụng những loại hải sản sống ở tầng nổi và không sử dụng hải sản tầng đáy trong vòng 20 hải lý (tính từ bờ biển ra khơi) ở vùng biển 4 tỉnh Hã Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Huế.
Như vậy, người dân có thể yên tâm dùng các loại hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm, cá mòi, cá cờ, cá dưa gang, cá ồ, cá sòng làm nguyên liệu chế biến thức ăn.
Cá nục
Cá ồ
Cá sòng
Những loại hải sản sống ở tầng đáy như ghẹ, tôm, tôm tít, sò, ốc, hến, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá, cá liệt chạng, cá phèn, cá vẩu, cá mú gai, cá nhám , cá chình hiện nay vẫn chưa đủ an toàn để dùng làm thực phẩm.
Theo Bộ Y tế thì các mẫu trên đều được kiểm nghiệm mức độ xyanua, phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Dinh dưỡng.
Kể từ khi xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển 4 tỉnh Bắc Trung Bộ, đời sống ngư dân gặp rất nhiều khó khăn do hải sản đánh bắt về không bán được. Đầu tiên, hiện tượng này khởi nguồn từ những lồng bé nuôi cá gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh). Sau đó lan rộng đến các vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Cuối tháng 6 – 2016, công ty Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận chính chất thải từ nhà máy luyện gang thép của mình là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa môi trường biển.
KHÁNH HÒA (Tin8, ảnh: Internet)