Không sử dụng nước rửa chén không rõ nguồn gốc, nhãn mác - Ảnh minh họa: Internet
1. Sử dụng nước rửa chén không rõ nguồn gốc
Nước rửa chén không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định có khả năng chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Nếu rửa chén bằng loại nước rửa chén "dỏm" mà rửa chưa sạch, bề mặt chén bát sẽ chứa hợp chất Natri hidroxit ảnh hưởng đến dạ dày, ăn mòn miệng và làm chức năng hệ men tiêu hóa của bạn bị suy giảm. Nếu bạn không sử dụng bao tay, da tay sẽ trực tiếp tiếp xúc với nước rửa chén khiến da mỏng đi, dễ bị bào mòn, viêm da.
Ngoài ra, nước rửa chén không rõ nguồn gốc thường chứa nhiều màu công nghiệp, rất dễ gây ngộ độc nếu như bạn không rửa lại thật kĩ với nước.
2. Đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén dĩa
Bạn không nên đổ trực tiếp nước rửa chén vào chén bát - Ảnh minh họa: Internet
Nhiều người thường có thói quen đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén bát cho tiện và nghĩ rằng cách này sẽ giúp bạn tẩy rửa hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây thực sự là một thói quen không tốt và bạn cần bỏ ngay.
Theo các nhà nghiên cứu, việc đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén dĩa là không nên. Nó vừa lãng phí, vừa khó để đánh bật những hợp chất độc hại bám trên chén bát.
3. Ngâm dụng cụ đựng thức ăn quá lâu trong nước rửa chén
Đừng bao giờ ngâm chén bát với nước rửa chén qua đêm - Ảnh: Internet
Khi bạn ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong nước quá lâu, dung dịch tẩy rửa, các hóa chất của nước rửa chén sẽ ngấm vào chén bát. Đặc biệt, đũa dùng hàng ngày thường làm bằng tre, gỗ nên càng dễ ngấm hóa chất hơn.
Đó là chưa kể đến việc dụng cụ để ngâm qua đêm sẽ trở nên nhớp nháp hơn. Vì thế, bạn nên rửa chén bát ngay sau khi ăn và rửa dưới vòi nước chảy để có thể làm sạch chúng hiệu quả nhất.
4. Tráng kĩ chén bát
Bạn nên tráng chén bát thật kĩ bằng nước - Ảnh minh họa: Internet
Thông thường, sau khi rửa qua nước rửa chén, bạn phải tráng chén bát qua nước sạch 2-3 lần. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ chỉ tráng qua loa bằng vòi nước rồi vội vàng để lên kệ chén.
Việc tráng chén bát không kĩ có thể khiến các hóa chất tẩy rửa trong nước rửa chén vẫn còn lưu lại trên chén bát. Nó có thể ngấm vào thức ăn khi bạn sử dụng lại, điều này khá nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
5. Dùng xà phòng, bột giặt thay thế cho nước rửa chén
Tuyệt đối không sử dụng bôt giặt để rửa chén - Ảnh minh họa: Internet
Xà phòng, bột giặt thường chứa chất tẩy rửa mạnh và có nhiều thành phần hóa học nhằm đánh bay các vết bẩn và giúp quần áo bạn trắng sáng hơn. Đó là chưa kể đến việc nhiều loại bột giặt còn chứa cả hóa chất gây ung thư.
Khi bạn dùng bột giặt, xà phòng để thay thế nước rửa chén mà bạn rửa không kỹ thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể…
6. Không đeo găng tay khi rửa chén
Hãy tạo thói quen đeo găng tay khi rửa chén - Ảnh minh họa: Internet
Đối với những người thường xuyên phải rửa chén bát, những người rửa chén thuê cho các quán ăn, nhà hàng thì chỉ sau một thời gian ngắn, da tay sẽ bị khô nẻ và thậm chí còn có hiện tượng lở loét.
Đó là hậu quả của việc tiếp xúc với hóa chất của nước rửa chén quá nhiều. Nếu bạn không sử dụng bao tay khi rửa chén bát thì các hóa chất sẽ dễ lưu lại và ngấm vào da tay, khiến da tay bị tổn thương. Do đó, hãy tạo thói quen sử dụng bao tay mỗi lần rửa chén bát.
THIÊN LÝ (Tin8)