Mẹ bầu cần tắm rửa đúng cách để không ảnh hưởng đến thai nhi

Ngày đăng: 10/08/2015
5,130 Read
228 Share
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu hết sức nhạy cảm, kể cả việc đi tắm cũng không bình thường. Nếu trong giai đoạn này mà mẹ bầu tắm không đúng cách thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.

Thời điểm vàng để tắm

Cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm nên tắm việc đi tắm cũng cần đúng lúc đúng thời điểm - Ảnh: Internet

Cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm nên việc đi tắm cũng cần đúng lúc đúng thời điểm - Ảnh: Internet

Vệ sinh cơ thể là điều cần thiết của mỗi người, nhất là với mẹ bầu. Tuy nhiên, các mẹ không phải muốn tắm rửa lúc nào cũng được vì cơ thể mẹ khi mang thai cực kỳ nhạy cảm.

Mẹ bầu có thể bị choáng và ngất xỉu nếu mẹ không chọn đúng thời điểm để tắm. Mẹ tuyệt đối không nên tắm khi cơ thể đang có dấu hiệu mệt mỏi hoặc vừa mới ngủ dậy. Đặc biệt, khi mẹ vừa vận động cơ thể xong thì mẹ nên ngồi nghỉ khoảng 30 phút để cơ thể thư giãn rồi mới tắm.

Thời điểm thích hợp nhất trong ngày để cơ thể mẹ sẵn sàng cho việc tắm rửa là buổi chiều tối.

Không ăn trước khi tắm

Khi ăn no mẹ bầu tuyệt đối không được tắm - Ảnh: Internet

Khi ăn no mẹ bầu tuyệt đối không được tắm - Ảnh: Internet

Đối với người bình thường, việc tắm liền sau khi ăn đã là một điều không nên, với mẹ bầu lại phải tuyệt đối kiêng cự. Khi mẹ bầu tắm liền sau khi ăn no, mạch máu sẽ bị giãn rộng, không đảm bảo truyền đủ lượng máu đến khoang bụng khiến mẹ bầu bị xay xẩm, choáng váng. Hơn nữa, tắm khi ăn no cũng khiến cho hệ tiêu hoá hoạt động không ổn định và mẹ dễ  dàng bị tụt huyết áp.

Đảm bảo nhiệt độ nước tắm

Mẹ có thể dùng vùng da khuỷu tay để đo nhiệt độ nước tắm phù hợp hay chưa - Ảnh: Internet

Mẹ có thể dùng vùng da khuỷu tay để đo nhiệt độ nước tắm phù hợp hay chưa - Ảnh: Internet

Quy tắc thiết yếu khi pha nước tắm cho mẹ bầu là xả nước lạnh trước rồi mới cho nước nóng vào. Đặc biệt, mẹ bầu điều chỉnh sao cho nước tắm không quá 36 độ C.

Nếu nước quá nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng lên đồng thời nhiệt độ nước ối cũng tăng cao. Điều này làm cho quá trình cung cấp oxi đến thai nhi bị suy giảm. Mẹ có thể bị tụt huyết áp bất thường nếu tình trạng tắm nước nóng kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí dị dạng, hệ thần kinh bị tổn thương…

Còn nước tắm lạnh quá thì bầu dễ bị cảm lạnh, tăng nhịp tim… vì sức đề kháng yếu. Hơn nữa, nguy cơ các mạch máu co lại, cản trợ sự lưu thông máu gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Uống nước trong khi tắm

Mẹ hãy đặt một bình nước bên cạnh để tránh tình trạng mất nước khi mẹ tắm quá lâu - Ảnh: Internet

Mẹ hãy đặt một bình nước bên cạnh để tránh tình trạng mất nước khi mẹ tắm quá lâu - Ảnh: Internet

Trong thời gian mang thai mẹ bầu luôn phải bổ sung nước thường xuyên vào cơ thể. Do đó, mẹ hãy chuẩn bị một chai nước để sẵn bên cạnh khi tắm. Thời gian tắm của mẹ bầu thường kéo dài hơn bình thường và mất rất nhiều năng lượng, nên mẹ bầu thỉnh thoảng uống vài ngụm nước để tránh tình trạng bị mất nước dẫn đến choáng váng.

Bầu nên tắm bằng vòi sen

Các bác sỹ khuyến khích mẹ bầu nên tắm bằng vòi sen - Ảnh: Internet

Các bác sỹ khuyến khích mẹ bầu nên tắm bằng vòi sen - Ảnh: Internet

Các bác sỹ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên tắm vòi sen, hạn chế tắm trong bồn tắm. Việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo dẫn đến nguy cơ sinh non rất cao.

Ngoài ra, các tia nước từ vòi sen còn có tác dụng mát-xa làn da khiến mẹ bầu sảng khoái hơn hẳn.

Tuyệt đối không tắm khi hạ huyết áp

Mẹ không nên tắm trong tình trạng mệt mỏi vì mẹ rất dễ bị ngất xỉu - Ảnh: Internet

Mẹ không nên tắm trong tình trạng mệt mỏi vì mẹ rất dễ bị ngất xỉu - Ảnh: Internet

Với thân hình ngày càng nặng nề khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi dẫn đến việc bị tụt huyết áp. Nếu mẹ tắm lúc này sẽ dễ xảy ra tình trạng ngất xỉu vì mạch máu lúc này giãn rộng, lượng máu cung cấp cho não bộ của mẹ sẽ không đủ.

Tránh chà xát mạnh những vùng nhạy cảm

Mẹ bầu nên tắm rửa nhẹ nhàng ở những vùng nhạy cảm như vùng rốn, vùng ngực... - Ảnh: Internet

Mẹ bầu nên tắm rửa nhẹ nhàng ở những vùng nhạy cảm như vùng rốn, vùng ngực... - Ảnh: Internet

Mẹ không nên kỳ rửa quá mạnh tay vào vùng ngực vì có thể gây ra những kích thích khiến mẹ sinh non còn vùng nách mẹ nên làm sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm và xà phòng.

Vệ sinh vùng rốn cũng khá quan trọng, mẹ không nên chà xát, ngoáy móc vùng rốn. Cách vệ sinh hiệu quả nhất là dùng tăm bông lau chùi nhẹ nhàng.

Đặc biệt, mẹ bầu chỉ nên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, hoàn toàn không nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc xà phòng để vệ sinh vùng kín hàng ngày.

KHA MY (Tin8)

5,130 Read
228 Share
(245)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang