Giật mình trước nguy cơ bị điếc ở những người hay đi bar

Ngày đăng: 01/09/2016
5,934 Read
277 Share
Tin8 - Giớitrẻ thường xuyên đi quán bar, café nhạc mạnh hoặc nghe tai phone với âm lượng lớn đều có nguy cơ bị điếc rất cao mà không hề để ý. Nguy hiểm hơn, một số trường hợp bị điếc đột ngột khiến người bệnh trở tay không kịp. Vậy làm sao để hạn chế nguy cơ này đối với những người đam mê nhạc mạnh?

 

Mô tả hình

Hiện tượng tai bị ù không còn quá xa lạ với những bạn trẻ có sở thích nghe nhạc âm lượng lớn hoặc chạy theo xu hướng chụp tai nghe mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên mới đây, thông tin nam diễn viên Kinh Quốc bị điếc một bên tai vì đi bar khiến các thanh niên hay lui tới club phải giật mình. Theo nam diễn viên, hiện tại anh chỉ nghe được một bên tai trái, còn tai phải đã không nghe được suốt 10 năm qua. Kinh Quốc viết trên trang cá nhân: “Bị điếc tai. Thôi cũng tốt, khỏi nghe chửi”.

Diễn viên phim Hướng nghiệp chia sẻ, anh có sở thích đi bar và hay ngồi gần bên loa nên hậu quả là tai bị ù đặc. Dù đi khám và uống thuốc nhiều lần nhưng vẫn không khỏi. Việc mất thính lực một bên tai khiến anh gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống. Hiện tại anh vẫn phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Không chỉ Kinh Quốc, những bạn trẻ Việt có sở thích đi bar và hay bật tai nghe âm lượng lớn cũng dễ dàng gặp phải nguy cơ này. Theo thống kê tại Bệnh viện Tai Mũi Họng, những bạn trẻ trong độ tuổi từ 20-25 đến khám tai ngày càng gia tăng. Biểu hiện chung là ù tai, nhức tai, cảm thấy choáng váng. 

Mô tả hình

Hầu như trong lúc nghe nhạc, mọi người đều nghe cho thỏa đam mê nên không để ý đến việc thính giác đang bị tổn thương. Nếu cảm thấy hơi đau đầu và choáng váng, đa phần bạn trẻ đều nghĩ do sức khỏe hoặc nghe nhạc lâu quá nên đầu óc bị ảnh hưởng chứ không nghĩ đến việc thính giác đang bắt đầu có vấn đề. Nghiêm trọng hơn là những bạn trẻ đi bar nghe nhạc mạnh có nguy cơ bị điếc đột ngột, trở tay không kịp.

Vậy làm sao để tránh nguy cơ này?

Thông thường khi thính giác bị tổn thương, biểu hiện ban đầu là cảm thấy mệt mỏi, đầu óc choáng váng, âm thanh nghe không rõ ràng.

Theo bác sĩ Giang, bệnh viện Tai - Mũi - Họng, những bạn trẻ đi quán bar, vũ trường khi bước ra khỏi quán thường cảm thấy ù một hoặc hai bên tai, thậm chí là ù đặc, không nghe rõ ràng. Đây được gọi là tình trạng điếc đột ngột, do mạch máu thần kinh bị tắc. Hiện tượng này rất thường gặp ở người trẻ, tuy nhiên các bạn thường hay chủ quan, không thể chữa kịp thời.

Mô tả hình

Vậy nên khi gặp những biểu hiện dưới đây phải hết sức lưu ý để tránh bị điếc vĩnh viễn:

- Thường xuyên nói lớn khi giao tiếp với mọi người.

- Không nghe rõ.

- Tai hay bị ù, có những tiếng vo ve hoặc rì rì trong tai rất lâu mới hết. Tai thường có cảm giác lùng bùng sau khi nghe nhạc.

- Nhức đầu.

Để bảo vệ tai bạn nên hạn chế lui tới nơi ồn ào, nếu bất đắc dĩ phải đi thì bạn nên ngồi xa loa âm thanh, khoảng 30-45 phút nên ra ngoài để tai được thư giãn; hạn chế nghe tai nghe hoặc nghe ở âm lượng dưới 50%, không nên nghe quá 1 giờ/ngày.

NGÂN CA (Tin8, Ảnh: Internet)

5,934 Read
277 Share
(349)
:

1 Clip nhân viên Starbuck nói chuyện với người điếc thu hút 7 triệu lượt xem

Ngày đăng: 07/11/2015
Clip nhân viên Starbuck nói chuyện với người điếc thu hút 7 triệu lượt xem Tin8 - Đoạn video dài 1 phút ghi lại hình ảnh một nhân viên pha chế của Starbuck đang sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để nhận “order” của một khách hàng bị điếc được đăng tải trên internet cách đây không lâu bỗng nhiên trở thành một hiện tượng mạng khi thu hút hơn 7 triệu lượt người xem.
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang