7 thói quen sử dụng điện thoại tưởng chừng vô hại đang dần giết cơ thể bạn

Ngày đăng: 11/11/2015
8,304 Read
424 Share
Tin8 - Smartphone đã trở nên quá quen thuộc trong xã hội ngày nay và dường như con người không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những thói quen sử dụng điện thoại tưởng như vô hại lại đang dần giết chết cơ thể chúng ta. #hangdientu, #muaonline

Bạn nên sạc pin ngay khi về đến nhà và rút sạc trước khi đi ngủ hoặc có thể hẹn giờ để rút dây sạc trong lúc ngủ. Điều này sẽ làm tăng tuổi thọ pin điện thoại của bạn - Ảnh: Internet

1. Sạc điện thoại qua đêm

Những dòng smartphone hiện đại luôn có nhiều ứng dụng thỏa mãn nhu cầu sử dụng của chúng ta. Cúng chính vì lý do này mà nó “ngốn” khá nhiều pin và thường nhanh chóng hết năng lượng trong 1 ngày. Điều này khiến bạn phải nạp năng lượng cho chúng qua đêm. Tuy nhiên, việc làm tưởng chừng như vô hại này là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ pin điện thoại.

Nhiều người cho rằng pin của những thiết bị mới có mạch ngắt nguồn nên không cho dòng điện vào pin khi pin đã đầy. Đó là một suy nghĩ đúng, nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho điện thoại của bạn. Việc làm này làm pin nhanh chai do khi sạc trong thời gian dài, nhiệt độ pin sẽ cao lên, các thiết bị điện tử hoạt động nhiều và dần mất “hoạt tính”, lâu dần sẽ làm pin bị chai, giảm thời lượng. Nhiệt độ cao cũng dễ làm pin bị phồng rộp.

2. Để điện thoại thường xuyên ở túi áo, quần

Trong một chừng mực nào đó, dù điện thoại yên vị trong túi quần, nó cũng có thể phát ra sóng điện từ đủ mạnh tác động đến tế bào và các bộ phận trên cơ thể người. Điều này càng nguy hiểm hơn khi bạn để điện thoại gần những vùng nhạy cảm của cơ thể vì nó sẽ làm hại đến các bộ phận này (đặc biệt là nam giới). Tốt nhất, nếu có thể bạn nên đặt điện thoại trong cặp xách (khi đi đường) hoặc đặt ở trên bàn (nếu ở văn phòng). 

Đặt điện thoại trong túi quần sẽ khiến bạn bị tổn thương vùng "nhạy cảm" trong thời gian dài - Ảnh: Internet

3. Rút nóng cáp usb khi đang kết nối với PC

Khi dùng dây cáp để kết nối điện thoại với PC, bạn thường rơi vào tình trạng thiếu kiên nhẫn khi sử dụng chế độ Safely Remove của Windows vì độ chậm chạp của nó. Vì thế, nhiều người thường bỏ qua thao tác này. Điều này dẫn đến việc tuổi thọ của thẻ SD vốn đã thấp lại càng dễ bị shock và hỏng nhanh hơn.

Hãy thực hiện đầy đủ thủ tục rút cáp ra khỏi PC để kéo dài tuổi thọ điện thoại của bạn - Ảnh: Internet

4. Lười vệ sinh điện thoại

Một sự thật khó tin là đa số mọi chiếc điện thoại đều bẩn hơn cả… bồn cầu nhà vệ sinh. Thói quen sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi của bạn sẽ khiến điện thoại trở thành vật lan truyền vi khuẩn từ nhiều môi trường khác nhau đến cơ thể bạn. Vì vậy, việc vệ sinh chiếc điện thoại thường xuyên sẽ không là thừa thải nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, điện thoại chúng ta hay nâng niu có thể còn bẩn hơn cả... bồn cầu - Ảnh: Internet

Hãy tập thói quen vệ sinh điện thoại thường xuyên để bạn không bị lây nhiễm những căn bệnh từ chính chiếc điện thoại của mình nhé! - Ảnh: Internet

5. Thiết lập độ sáng màn hình cao

Bạn nghĩ rằng đặt điện thoại trong chế độ sáng màn hình cao sẽ giúp bạn có thể thao tác dễ dàng hơn trên bàn phím cảm ứng? Bạn đã sai lầm vì điều này không chỉ “ngốn” khá nhiều pin mà nguy hiểm hơn, nó còn làm giảm thị lực của bạn. Cụ thể, độ sáng cao là nguyên nhân gây mỏi mắt cho người dùng điện thoại. Vì vậy, khi trời tối, hoặc khi ở trong nhà, tốt nhất bạn nên thiết lập lại độ sáng, không để nó quá 50%. Ánh sáng này làm dịu mắt hơn, đặc biệt là với những người có tật về mắt như cận thị chẳng hạn.

Bạn không nên để độ sáng màn hình cao khi sử dụng điện thoại trong nhà - Ảnh: Internet

6. Cố gắng sử dụng điện thoại khi sắp hết pin

Xin khẳng định với bạn một điều, đây là cách dễ dàng nhất để làm hại đến bộ não của chúng ta bằng điện thoại di động.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi điện thoại chỉ còn 1 vạch pin (khoảng dưới 20% pin), sóng điện từ phát ra từ điện thoại mạnh hơn gấp 1000 lần so với khi pin đầy. Với cường độ này, chỉ cần gọi trong 10 phút (nếu điện thoại còn chưa hết pin), người dùng sẽ gặp ngay các hiện tượng cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng.

Tốt nhất, hãy sạc điện thoại của bạn trước khi thực hiện cuộc gọi, hoặc sử dụng tai nghe nối dài - Ảnh: Internet

7. Đưa điện thoại lên tai khi phía người được gọi bắt máy

Đây là một trong những thói quen phổ biến của hơn 90% người sử dụng điện thoại. Mặc dù tiếng bíp ở đầu dây bên kia luôn làm bạn khó chịu vì thiếu kiên nhẫn nhưng đây vẫn là thói quen khó bỏ của bạn. 

Thực chất khi bạn gọi điện là lúc điện thoại phát sóng mạnh nhất để "truy tìm" người gọi ở đầu dây kia. Sóng điện từ của nó không chỉ tác động xấu đến các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với điện thoại mà còn ảnh hưởng nên não bộ của bạn và gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.

Đây là một thói quen không tốt cho não bộ của bạn - Ảnh: Internet

QUỲNH ANH (Tin8)

Bạn có thể mua hàng online chất lượng và uy tín với Nguyễn Kim tại đây:

Nguyễn Kim

8,304 Read
424 Share
(255)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang