Dùng tỏi
Tỏi giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm hiệu quả - Ảnh: Internet
Tỏi được biết đến như một “thần dược” chữa bệnh. Trong tỏi có hợp chất allicin, có tác dụng như một chất kháng sinh, giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Sử dụng tỏi để chữa nhiễm trùng âm đạo rất đơn giản, bạn chỉ cần nghiền nát tỏi thành một hỗn hợp mịn và dùng để xoa nhẹ vào khu vực bị nhiễm trùng hoặc pha với nước để rửa. Khi xoa trực tiếp, bạn nên xoa lớp mỏng và không xoa quá nhiều để tránh gây bỏng rát do nóng.
Thực hiện cách trên vài giờ một lần, các triệu chứng viêm nhiễm sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Lá húng quế
Lá húng quế có khả năng kháng khuẩn hiệu quả - Ảnh: Internet
Tinh chất trong lá húng quế có khả năng kháng khuẩn hiệu quả nên có thể tiêu diệt được vi trùng gây nấm trong âm đạo. Khi bị nhiễm trùng âm đạo, bạn chỉ cần nghiền nát lá húng quế thành bột, hòa với nước và đun sôi, sau đó sử dụng nước đó để vệ sinh âm đạo. Cách làm này có thể ngăn chặn tình trạng ngứa rát âm đạo và giảm viêm nhiễm.
Ngoài ra, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể nấu nước lá húng quế để uống mỗi ngày.
Bổ sung probiotics
Theo một nghiên cứu gần đây của Ý, phụ nữ bị nhiễm nấm mãn tính đặt một viên thuốc probiotics trực tiếp vào âm đạo một lần/đêm trong 7 đêm, sau đó là 3 đêm/lần trong 3 tuần, tiếp tục đặt 1 lần/tuần thì bệnh của họ giảm đến 87%.
Sữa chua có thể giúp âm đạo khỏe mạnh - Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, trong các loại sữa chua có chứa probiotics có thể giữ cho âm đạo khỏe mạnh. Khi bạn ăn sữa chua, các vi khuẩn có hại trong cơ thể bạn được giảm đáng kể. Đồng thời, số lượng vị khuẩn có lợi tăng lên, giúp tăng khả năng miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và các bệnh tật khác.
Lá trầu không
Sử dụng lá trầu không để chữa nhiễm trùng âm đạo là một bài thuốc dân gian hữu hiệu vì tinh dầu và các chất trong lá trầu có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giảm nguy cơ viêm nhiễm da.
Bạn chỉ cần rửa sạch lá trầu không rồi vò lấy nước, hòa thêm một chút nước sạch cho loãng ra rồi dùng nước này để rửa nhẹ nhàng vùng kín. Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm lau khô vùng kín.
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giảm nguy cơ viêm nhiễm da - Ảnh: Internet
Ngoài ra, bạn cũng có thể vò nát lá trầu không tươi, thêm một chút muối, đun sôi với nước, để nguội rồi dùng rửa ngoài vùng kín, có tác dụng chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.
Lưu ý là bạn không nên ngâm vùng kín trong nước lá trầu không quá lâu vì nó sẽ khiến vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo. Bên cạnh đó, khi mua lá trầu không ở chợ, bạn nên ngâm rửa kỹ để đảm bảo vệ sinh.
NGỌC TRẦN (Tin8, tổng hợp)