Vũ Văn Tiến cùng tang vật lúc bị bắt - Ảnh: Vietnamnet
Vũ Văn Tiến "trớ trêu" lao vào tội ác
Vũ Văn Tiến (1991) vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Năm 2010, Tiến về làm ở xưởng gỗ Tam Hữu cho đến nay và quen Nguyễn Hải Dương, chủ mưu vụ thảm sát. Tiến và Dương trở thành bạn thân lâu năm, điều này khiến Dương an tâm rủ rê bạn mình trả thù giết người.
Vũ Văn Tiến (phải) nghe theo lời dụ dỗ của Nguyễn Hải Dương để lao đầu vào cuộc thảm sát - Ảnh: Internet
Dương đã bàn với Tiến và nhờ Tiến giúp sức. Dương hứa sẽ trộm tiền bạc và nhiều tài sản giá trị để trả công cho Tiến. Hám tiền nên Tiến đồng ý nhưng có lẽ Tiến không lường trước được sự việc nghiêm trọng, có lẽ Tiến chỉ nghĩ Dương sẽ đe dọa, hành hung chứ không hề biết là sẽ giết người.
Chỉ học hết lớp 2 là nghỉ nên Tiến được xem là một người ít học và thiếu hiểu biết, bên cạnh đó Tiến còn phải chịu bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống để kiếm miếng cơm manh áo, số tiền lấy được từ nhà một đại gia khiến lòng tham Tiến nổi lên là điều hiển nhiên.
Vì sao Tiến không cương quyết dừng lại
Có lẽ khoảnh khắc khi Dương giết nạn nhân đầu tiên là Dư Minh Vỹ (14 tuổi), Tiến đã cảm giác giết một người kinh hãi đến thế nào nên khuyên Dương bỏ về. Tuy nhiên, theo đưa tin của vnexpress, Dương là người cương quyết "Về làm sao được. Đã làm thì làm tới cùng, giờ mà về là lỡ hết việc của tao".
Vũ Văn Tiến bị bắt vào ngày 10-7 - Ảnh: Vnexpress
Theo tâm lý tội phạm, nếu Tiến bỏ về, kệ Dương muốn làm gì thì làm sẽ đồng nghĩa với việc Tiến sẽ chết dưới bàn tay của Dương. Bởi lẽ, khi một sát thủ đã lên kế hoạch đến nhiều tháng như vậy mà bị chính đồng bọn của mình quay lưng thì cơn giận trong Dương sẽ trút lên cả Tiến, chưa kể Dương sẽ nghĩ Tiến nhát gan, chi bằng giết luôn cho rồi.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Dương và Tiến, nếu Tiến cương quyết bỏ về sẽ xảy ra giằng co giữa hai người, một là cả hai sẽ tiếp tục, hai là Dương sẽ bị chùn lòng nhưng nếu như vậy sẽ gây ồn ào khiến chủ nhà thức giấc và phát giác tội ác.
Đâm lao thì phải theo lao. Dương không muốn dừng lại, nên Tiến sẽ chỉ nghĩ được rằng đã lỡ thì làm cho tới.
Tiến đã không tố giác tội phạm cũng như không tự thú
Giả sử, Tiến tố giác tội phạm khi vừa biết Dương sẽ thực hiện hành hung gia đình ông Mỹ thì liệu có ai tin được lời Tiến. Công an sẽ chỉ mời Dương lên đồn, vì không có chứng cứ rõ ràng nên lại thả về. Tính mạng của Tiến lúc này sẽ ngàn cân treo sợi tóc vì Dương sẵn sàng giết Tiến bởi tức giận và sự phản bội.
Vũ Văn Tiến bị áp giải về công an Tỉnh Bình Dương - Ảnh: Công An TPHCM
Giá như Tiến ra tự thú ngay sáng hôm đó, có lẽ tương lai của Tiến sẽ có chút ánh sáng hơn trước sự khoan hồng của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 46 của Bộ luật hình sự có một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “người phạm tội tự thú”; “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Do vậy, đây là một trong các căn cứ mà tòa án sẽ xem xét khi quyết định hình phạt.
Hành động của Tiến thật sự đáng lên án, tuy nhiên soi xét góc độ nào đó, Tiến cũng chỉ là nạn nhân, nạn nhân của thiếu học hành, thiếu hiểu biết, nạn nhân của tiền bạc, nạn nhân của tình bạn mù quáng.
Vào giây phút này, mọi lời ăn năn của Tiến sẽ chẳng còn tác dụng nhiều với tội ác mà anh và Dương đã gây nên. Pháp luật sẽ trừng trị thích đáng với những hành động giết người man rợ. Còn chúng ta, những người đứng bên lề của thảm họa này, hãy xem Tiến như một bài học đắt giá của tình bạn và đồng tiền để không phạm phải cũng như ngừng lên án anh, bởi lẽ, Tiến cũng đang thật sự hối lỗi với trước hành động của mình dù điều đó đã muộn màng.
MINH TÂM (Tin8)