Kỳ quái tục lệ cô dâu phải gào thét liên tục 1 tháng trước ngày cưới

Ngày đăng: 30/12/2015
8,237 Read
273 Share
Tin8 - Nếu cô dâu nào không khóc lóc, gào thét trong ngày đám cưới sẽ bị hàng xóm coi thường và trở thành chủ đề bàn tán, dè bỉu cho cả làng suốt một thời gian dài sau đó.

cô dâu gào khóc

Trong ngày cưới, cô dâu gào thét càng to thì càng được nhà chồng coi trọng - Ảnh: Internet

Phẩm giá và sự lương thiện của cô dâu được nhà chồng đánh giá theo âm lượng gào khóc của cô dâu trước khi về nhà chồng. Theo đó, liên tục 1 tháng trước đám cưới, cô dâu gào khóc càng lớn, càng thảm thiết thì càng được hàng xóm và nhà chồng nể trọng.

Đám cưới là “hỷ sự” không chỉ đối với cô dâu, chú rể mà còn là sự kiện ý nghĩa của hai bên gia đình. Đối với những cô gái dân tộc Thổ Gia (Trung Quốc) sắp lên xe hoa, bên cạnh việc tất bật chuẩn bị cho lễ cưới, họ còn phải liên tục gào khóc càng to càng tốt trong 1 tháng trước ngày tổ chức đám cưới. Không những thế, họ còn phải "rủ rê" những người phụ nữ khác trong gia đình khóc cùng mình.

cô dâu trung quốc

Không những thế, cô dâu rủ được càng nhiều phụ nữ khóc càng mình càng được mọi người tán thưởng - Ảnh: Internet

Đó là tục “khóc gả” truyền thống do tổ tiên người Thổ Gia truyền lại cho hậu thế. Phong tục này không quy định số ngày khóc trước lễ cưới nhưng cô dâu không được khóc ít hơn 3 ngày; mỗi lần khóc không được dưới 60 phút. Từ lúc 12-13 tuổi, các cô bé Thổ Gia phải học khúc “khóc gả” để thực hiện thuần thục khi đến tuổi cập kê. “Bài ca khóc gả” chia thành nhiều phần, mỗi phần dành cho một đối tượng nhất định trong gia đình như cha, mẹ, anh, chị, cô, dì, chú, bác hoặc một người nào đó.

cô dâu khóc liên tục 1 tháng trước ngày cưới

Để thực hiện khúc "khóc gả" thuần thục, mỗi cô gái người Thổ Gia phải học cách khóc từ lúc 12 - 13 tuổi - Ảnh: Myplus

Tương truyền rằng, phong tục này của người Thổ Gia xuất hiện từ thời Chiến Quốc năm 475 - 221 trước công nguyên. Khi đó, công chúa nước Triệu bị ép gả sang nước Yên làm Hoàng hậu. Lúc rước dâu, mẹ của công chúa quỳ xuống dưới chân cô khóc lóc thảm thiết và cầu mong con gái sớm trở về.

Kể từ đó, tục khóc gả tồn tại và thịnh hành ở những gia đình thuộc phía Tây Nam Trung Quốc cho đến khi triều đại nhà Thanh sụp đổ (1644-1911). Hiện nay, “khóc gả” không còn phổ biến như trước kia nhưng vẫn có những gia đình người Thổ Gia áp dụng triệt để. Nếu cô dâu nào không khóc trong ngày đám cưới sẽ bị hàng xóm coi thường và trở thành chủ đề bàn tán, dè bỉu cho cả làng suốt một thời gian dài sau đó.

KHÁNH HÒA (Tin8)

8,237 Read
273 Share
(349)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang