Động cơ của Siêu thị BigC là gì khi cố tình "đánh" hàng Việt ngay trên đất Việt?

Ngày đăng: 19/07/2016
31,902 Read
926 Share
Tin8 - Buộc các nhà cung ứng Việt Nam phải chịu nhiều mức phí cao ngất ngưỡng khi muốn “chen chân”, siêu thị BigC đang dần lộ rõ ý đồ muốn “đánh” hàng Việt ngay trên đất Việt.

Mô tả hình

Trên danh nghĩa, người Thái đã mua và điều hành chuỗi siêu thị BigC. Đối với những đối tác cung ứng hàng hóa của Việt Nam, siêu thị áp dụng chính sách chiết khấu năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời, BigC còn tự ý đặt ra hàng chục loại phí khác nhau để gây áp lực cho các nhà cung ứng Việt Nam.

So với năm 2015, BigC đã tăng mức chiết khấu thêm từ 4,25-5%. Như vậy, mỗi doanh nghiệp phải chịu mức chiết khấu 17-20%, thậm chí có mặt hàng phải chịu đến 25% chiết khấu. Mức phí này là quá cao để doanh nghiệp có thể tồn tại chứ chưa nói đến việc kiếm lợi nhuận để tái đầu tư.

Những mức chiết khấu doanh nghiệp Việt phải chịu là chiết khấu tháng cho cửa hàng, chiết khấu doanh số theo bậc, chiết khấu cho điểm bán mới, chiết khấu sinh nhật (kỷ niệm ngày khai trương của siêu thị)… Đó là chưa kể đến những chi phí khác như chi phí cho dùng thử sản phẩm, chi phí hỗ trợ cho lễ hội khách hàng, phí hỗ trợ sinh nhật siêu thị, phí tập hợp đơn hàng, phí hỗ trợ khai trương siêu thị mới, chi phí tháng cho việc tham gia chương trình thẻ khách hàng, chi phí tháng cho thương lượng chung, chi phí tháng cho tối ưu hóa sản phẩm, chi phí cho việc nhập hàng mới, chi phí cho thuê mướn vị trí thử mẫu, hỗ trợ mở rộng siêu thị, hỗ trợ chi phí vận chuyển tháng…

Mô tả hình

Viễn cảnh tương lai là hàng Việt sẽ không đủ sức cạnh tranh và dễ bị đánh bật ra khỏi kệ siêu thị ngay trên đất nước Việt

Trước đây, Hiệp hội siêu thị Hà Nội đã cảnh báo nguy cơ BigC sẽ đẩy hàng Việt ra khỏi kệ siêu thị bởi trong một cuộc trao đổi với báo chí, Tổng Giám đốc BigC từng tuyên bố rằng sẽ “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Tương tự, một ông chủ người Thái khác – Chủ tịch Tập đoàn BJC (đã mua lại hệ thống Metro Cash&Carry) cũng từng nói thẳng "sẽ bán 60% hàng Thái ở 19 điểm của Metro trên lãnh thổ Việt Nam".

Như vậy, đến lúc này, hàng nông sản Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh không công bằng với hàng ngoại.

Với chiêu thức này, Việt Nam đã mất quá nửa thị phần bán lẻ. Về lâu dài, các nhà bán lẻ trong nước sẽ không còn đủ sức để chạy đua và càng dễ bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm. Khi đó, người nước ngoài sẽ toàn quyền quyết định hàng trên kệ siêu thị sẽ là hàng của quốc gia nào. 

KHÁNH HÒA (Tin8, ảnh: Internet)

 

31,902 Read
926 Share
(355)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang