Bạn có biết nơi chứa chất cực độc không phải nội tạng của cóc?

Ngày đăng: 20/05/2016
9,445 Read
306 Share
Tin8 - Thịt cóc là món ăn bổ dưỡng cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn. Tuy nhiên, đã có rất nhiều ca tử vong xảy ra khi ăn thịt cóc vì người chế biến không nắm được cách loại bỏ độc tố trên một số bộ phận cơ thể của cóc. Hơn nữa, hầu như ai cũng lầm tưởng chất độc chỉ có trong nội tạng mà quên đi rằng nơi “cực độc” chính là da cóc.

bán cóc

Những chiếc xe bán cóc dạo thế này xuất hiện ngày càng nhiều trên những con phố - Ảnh: Internet

Một em bé 4 tuổi ở Đồng Tháp vừa mới tử vong do ăn món thịt cóc xào khổ qua. Trước đó, anh Trần Văn Sơn Em (cha của bé) đi soi và bắt được hơn 1kg cóc, ếch, nhái. Anh mang về cho vợ chuẩn bị làm cơm.  Chị Loan (vợ anh Sơn) chia số cóc trên ra làm hai phần. Một nửa loại bỏ hết nội tạng; nửa còn lại thì giữ nguyên.

Loại đã bỏ hết nội tạng, chị Loan làm món kho sả ớt cho cả gia đình (gồm 9 người) ăn và không có chuyện gì xảy ra. Phần kia chị dùng làm món cóc xào khổ qua để ăn cơm chiều. Lúc này, bé Nam (4 tuổi) ăn phần gan và bao tử cóc. Vài tiếng đồng hồ sau, bé bị nôn ói, môi tím tái, tim đập nhanh và được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp nhưng đã tử vong vì độc tố đã ngấm vào người.

Từ trước đến nay, dân gian thường chỉ nhau cách khắc phục tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng của trẻ bằng cách cho ăn những món làm từ thịt cóc. Dù đây là món ăn bổ dưỡng, có hiệu quả cải thiện dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ nhưng nó cũng là “con dao hai lưỡi”. Bởi nếu không cẩn thận trong khâu chế biến, độc tố từ nội tạng và da cóc có thể ngấm vào cơ (thịt) gây ra tình trạng ngộ độc, uy hiếp đến tính mạng của trẻ khi ăn.

sơ chế cóc

Khi sơ chế cóc, bên cạnh nội tạng, bạn còn phải loại bỏ hết phần da cóc vì đây mới chính là nơi "cực độc" của cóc - Ảnh: Internet

Điều nguy hiểm hơn là nhiều người lầm tưởng độc tố chỉ tồn tại trong các bộ phận nội tạng mà quên rằng nơi “cực độc” chính là ở phần da cóc. Vì thế, ở khâu sơ chế, người ta chỉ chú ý loại bỏ nội tạng cóc chứ nhiều nơi không bỏ da. Cụ thể, ngoài nội tạng, những nơi tập trung nhiều độc tố nhất trên cơ thể cóc là tuyến sau tai, tuyến trên mắt và tuyến trên da.

Độc tố của cóc là hợp chất Bufotoxin gồm nhiều chất như 5-MeO-DMT, Bufagin, Bufotaline, Bufogenine, Bufothionine, Epinephrine, Norepinephrine, Serotonin… 

Tác động sinh học của độc tố tùy theo cấu trúc hoá học: Bufagin tác động đến tim mạch như nhóm Glycoside tim mạch; Bufotenine gây ảo giác; Serotonin gây hạ huyết áp... Thành phần độc tố thay đổi tuỳ theo loài cóc. Độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa gây ra ngộ độc cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của nạn nhân.

Xử lý ngộ độc thịt cóc

Chất độc trong cóc chỉ phát tán sau 1-2 giờ ăn. Vì thế, nếu thấy nạn nhân xuất hiện các triệu chứng nôn ói, người tím tái, tim đập nhanh… thì phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. 

thịt cóc

Phần thịt cóc bổ dưỡng, không độc nếu bạn sơ chế đúng cách - Ảnh: Internet  

Đề phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do cóc, tốt nhất và an toàn nhất là không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu bạn vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng, da và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để  da, nội tạng, nhựa cóc lẫn vào cơ hay thịt cóc.

Cho đến nay, khoa học chưa chứng minh được việc nuốt cóc sống có thể điều trị được bệnh ung thư nên bạn hãy hết sức lưu ý lời truyền miệng từ dân gian này.

KHÁNH HÒA (Tin8)

9,445 Read
306 Share
(251)
:

2 Cụ bà 95 tuổi bất ngờ chết vì ngộ độc bánh trung thu

Ngày đăng: 27/09/2015
Cụ bà 95 tuổi bất ngờ chết vì ngộ độc bánh trung thu Sau khi ăn giùm bà Đường nửa cái bánh trung thu, đến buổi chiều cùng ngày, bà cụ Tứ bỗng có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tê đầu lưỡi. Vì tuổi cao sức yếu lại có tiền sử bệnh cao huyết áp nên bà Tứ đã tử vong tại nhà riêng.
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang