Những điều nên biết về bệnh trĩ - Nguồn: YouTube
Những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ
Người đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như: nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng… rất dễ mắc bệnh trĩ
Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài. Phân cứng do táo bón cọ xát gây đau rát chảy máu.
Táo bón gây nên nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu cùng với việc ngồi lâu kết hợp là điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh trĩ nội phát triển - Ảnh minh họa: Internet
Những bệnh nhân bị kiết lỵ. phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.
Phụ nữ mang thai phải chịu áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.
Bệnh nhân bị bệnh trĩ hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi phải dùng các loại thuốc đặc trị - Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ cho con bú thường mắc bệnh trĩ do hậu quả của quá trình mang thai để lại, đồng thời trong thời gian cho con bú, thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.
Ngoài ra, trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh, các bệnh mãn tính như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ…
Bệnh trĩ khiến cuộc sống bị ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày của bệnh nhân - Ảnh minh họa
Bệnh trĩ khiến người bệnh đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn… và bệnh nhân cứ luôn ở trong tình trạng tinh thần không thoải mái.
Hơn nữa, đây là một bệnh của vùng kín, lúc nào cũng cần được che đậy nên người bệnh thường ái ngại, nhất là đối với phụ nữ, vì thế bệnh nhân bị trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ, khi tình trạng bệnh đã nặng. dẫn đến khó điều trị hơn nữa.
Làm sao để giảm nguy cơ mắc trĩ
Dân văn phòng nên vận động trong quá trình ngồi lâu làm việc - Ảnh minh họa
Mỗi ngày, bạn nên vận động ít nhất 30 phút để thư giãn, tránh ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài. Bạn nên đổi tư thế và vận động một chút để máu lưu thông và tiêu hóa tốt hơn, tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, bạn nên hình thành thói quen mỗi sáng sớm thức dậy đúng giờ để đại tiện, điều này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh trĩ. Ngoài ra, bạn không nên nhịn đại tiện vì sẽ gây ra táo bón.
Bạn nên thường xuyên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
Đi bộ giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm thiểu khả năng mắc trĩ - Ảnh: Internet
Các thói quen như ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, đọc báo, sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh hoặc dùng lực quá sức khi đại tiện…đều là thói quen không tốt và bạn nên thay đổi chúng.
Các bà bầu nên tăng cường hoạt động thể chất thích hợp, tránh ngồi hay đứng quá lâu, đồng thời chú ý giữ cho đại tiện được thông suốt. Mỗi ngày, sau khi đại tiện xong, hãy dùng nước ấm vệ sinh để tăng tuần hoàn máu.
Bạn nên thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng này và thay quần lót thường xuyên, như thế có thể giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
NHƯ VÂN (Tin8, tổng hợp)