Trẻ em không nên tiếp xúc với những loại cây cảnh nào?

Ngày đăng: 21/08/2015
5,336 Read
238 Share
Những loại cây cảnh phổ biến như cẩm tú cầu, đỗ quyên,… thường được trồng để làm đẹp cho tổ ấm của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ bất ngờ khi biết những loại cây này có chứa chất độc hại khiến trẻ con nôn mửa, khó thở, thậm chí tử vong nếu vô tình ăn phải hoa, lá của chúng.

1. Cây anh thảo

Hoa anh thảo có vẻ đẹp quý phái lại chứa một độc tố Alkaloids - Ảnh: Internet

Hoa anh thảo có vẻ đẹp quý phái nhưng lại chứa một độc tố Alkaloids - Ảnh: Internet

Hoa anh thảo có vẻ đẹp quý phái, thanh cảnh rất thích hợp trồng trong các chậu nhỏ để trang trí bàn làm việc hay phòng khách nhà bạn.

Tuy nhiên, những bông hoa nhiều màu sắc này lại chứa một độc tố Alkaloids, đặc biệt là trong củ cây. Nếu bé nhà bạn vô tình ăn phải thì có thể xảy ra các triệu chứng như khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, thậm chí là tê liệt.

2. Hoa loa kèn

Hoa lao kèn còn có tên gọi là hơi thở của quỷ - Ảnh: Internet

Hoa lao kèn còn có tên gọi là "hơi thở của quỷ" - Ảnh: Internet

Bề ngoài hoa loa kèn nhìn rất đẹp với sắc trắng, vàng, hồng… tưởng chừng vô hại nhưng lại cực kỳ độc.

Tên gọi khác của hoa loa kèn khiến nhiều người giật mình chính là “hơi thở của quỷ”, chúng xuất xứ từ Colombia.

Không cần nói đến việc bé cho vào miệng ăn mà bạn chỉ cần ngửi hoa thôi cũng khiến bạn đờ đẫn, khó kiểm soát được hành vi và có thể rơi vào tình trạng vô thức.

3. Cây trúc đào

Chỉ sau 10 - 15 phút khi ăn hoa trúc đào, bạn sẽ bị ói mửa, tiêu chảy... - Ảnh: Internet

Chỉ sau 10-15 phút khi ăn hoa trúc đào, bạn sẽ bị ói mửa, tiêu chảy... - Ảnh: Internet

Trúc đào có độc tính rất cao, tuy nhiên lại được trồng khá phổ biến. Độc tố của trúc đào có mặt ở trong lá, thân, hoa, hạt…

Trẻ con sẽ có những biểu hiện buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, mệt lả người… chỉ sau khi ăn 10 - 15 phút.

Hơn nữa nếu không cứu kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm đối với hệ tim mạch, không đo được huyết áp dẫn đến tử vong.

4. Cây trạng nguyên

Hoa trạng nguyên không gây tử vong nhưng nếu ăn phải sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ - Ảnh: Internet

Hoa trạng nguyên không gây tử vong nhưng nếu ăn phải sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ - Ảnh: Internet

Hoa trạng nguyên màu đỏ lửa luôn gắn liền với những dịp Giáng Sinh. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng không có trường hợp nào tử vong vì thành phần dược chất trong cây trạng nguyên.

Tuy nhiên, nếu trẻ ăn phải lá trạng nguyên thì có thể xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Nhựa cây trạng nguyên cũng khiến làn da của bạn bị kích ứng.

5. Hoa thụy hương

Khi trẻ con ăn phải hoa thuỵ hương, triệu chứng đầu tiên là buồn nôn - Ảnh: Internet

Khi trẻ con ăn phải hoa thuỵ hương, triệu chứng đầu tiên là buồn nôn - Ảnh: Internet

Thụy hương có xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản, là một loại cây bụi trồng để trang trí cho vườn nhà.

Tuy nhiên, thụy hương là một loại cây độc hại chứa nhiều chất độc như daphnetoxin hay mezerein. Khi trẻ con vô tình ăn phải quả hay lá thì triệu chứng ban đầu là buồn nôn và ói mửa. Nếu không được xử lý kịp thời, chất độc sẽ lan rộng dẫn đến nạn nhân bị xuất huyết trong, hôn mê, thậm chí tử vong.

6. Hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu còn được gọi là hoa đĩa được trồng làm cảnh trước sân nhà - Ảnh: Internet

Hoa cẩm tú cầu còn được gọi là hoa đĩa, được trồng làm cảnh trước sân nhà - Ảnh: Internet

Hoa cẩm tú cầu còn được gọi là hoa đĩa, được trồng làm cảnh trước sân nhà vì chúng là những đoá hoa hình cầu màu hồng, xanh, trắng rất đẹp.

Tuy nhiên, cả lá và hoa cẩm tú cầu đều chứa độc tố. Nếu bé trót ăn phải, lập tức sẽ bị đau bụng trong nhiều giờ liền. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến hôn mê, co giật và rối loạn tuần hoàn máu.

Bên cạnh đó, khi bạn tiếp xúc với hoa trong thời gian quá lâu thì những hạt phấn hoa nhỏ li ti trên cẩm tú cầu sẽ làm da bạn bị dị ứng, gây ngứa ngáy.

7. Cây vạn tuế

Vỏ, ngọn cây và hoa vạn tuế đều chứa dược tính độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ - Ảnh: Internet

Vỏ, ngọn cây và hoa vạn tuế đều chứa dược tính độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ - Ảnh: Internet

Cây vạn tuế được trồng phổ biến ở các cơ quan, trường học, gia đình để làm cảnh.

Các nhà khoa học cảnh báo không nên tiếp xúc thường xuyên với loại cây này và không nên đặt chúng trong phòng kín, vì chúng có thể gây ngộ độc, thậm chí gây tử vong. Nếu bạn vẫn thích đặt một chậu vạn tuế trong vườn làm cảnh thì nên đặt xa tầm với của trẻ em, vì chúng có thể gây tổn thương làn da bé khi chạm vào cây.

Hơn nữa, nếu bé ăn phải thì các hợp chất alkaloids trong cây có thể gây ung thư.

8. Cây vạn niên thanh

Nếu tiếp xúc với nhựa lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, khó thở - Ảnh: Internet

Nếu tiếp xúc với nhựa lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, khó thở - Ảnh: Internet

Vạn niên thanh là một trong những cây cảnh được trồng phổ biến trong các gia đình vì màu lá xanh đẹp mắt và ít tốn công chăm sóc.

Tuy nhiên, trong nhà có trẻ em nhỏ dưới 6 tuổi thì không nên cho trẻ hái, nhai, nuốt lá hoặc hoa của cây này vì dược chất trong vạn niên thanh là chất độc calcium oxalate phân bố khắp các bộ phận của cây. Nếu tiếp xúc với nhựa lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, khó thở.  Nếu vô tình nhai phải loại cây này có thể dẫn đến đau rát trong miệng và tiết nước bọt quá mức, khiến cổ họng sưng to. Tuy nhiên, chất độc của vạn niên thanh không gây chết người.

9. Hoa đỗ quyên

 Trong thân, lá, hoa của cây đỗ quyên đều chứa chất độc - Ảnh: Internet

Trong thân, lá, hoa của cây đỗ quyên đều chứa chất độc - Ảnh: Internet

Hoa đỗ quyên không chỉ là cây cảnh yêu thích của mỗi gia đình mà còn có ý nghĩa cho sự sung túc đủ đầy.

Tuy nhiên, trong thân, lá, hoa của cây đỗ quyên đều chứa chất độc, nếu trẻ em ăn từ 100 - 250g lá đỗ quyên sẽ khiến bé bị ngộ độc và gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, khó thở.

KHA MY (Tin8)

5,336 Read
238 Share
(364)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang