Thuốc tránh thai gây tổn hại sức khỏe như thế nào?

Ngày đăng: 09/09/2015
6,971 Read
213 Share
Ngoài nhiệm vụ ngăn cản quá trình thụ tinh, thuốc tránh thai còn gây ra một số tác dụng phụ khác mà bạn hoàn toàn không biết như buồn nôn, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, giảm thị lực...

50% phụ nữ có thể bị ra máu âm đạo khi dùng thuốc tránh thai - Ảnh minh họa: Internet

50% phụ nữ bị ra máu âm đạo khi dùng thuốc tránh thai - Ảnh minh họa: Internet

1. Ra máu âm đạo

Theo thông kê, 50% phụ nữ uống thuốc tránh thai bị ra máu âm đạo ngoài kì kinh nguyệt. Đây là hiện tượng nặng nhất mà phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai gặp phải. Thông thường, hiện tượng chảy máu âm đạo xuất hiện nhiều ở 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc và sẽ giảm dần sau đó.

Bạn có thể chủ động phòng ngừa hiện tượng ra máu bằng cách uống thuốc tránh thai vào một giờ nhất định trong ngày. Đặc biệt, bạn nên chú ý các loại thuốc ngừa thai có loại kích tố nữ progestagen như thuốc tránh thai khẩn cấp, mini pill,… Nếu tình trạng ra máu quá 3 ngày, bạn nên đến bác sĩ để điều trị kịp thời.

2. Giảm ham muốn tình dục

Uống thuốc tránh thai làm giảm ham muốn tình dục - Ảnh minh họa: Internet

Uống thuốc tránh thai làm giảm ham muốn tình dục - Ảnh minh họa: Internet

Bản thân thuốc tránh thai có chứa các hoocmon khiến phụ nữ giảm ham muốn tình dục. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ nổi cáu hơn vì luôn cảm thấy khó chịu trong người.

Nếu bạn gặp tình trạng trên thì bạn hãy đổi sang các loại phương pháp tránh thai khác hoặc sử dụng các loại thuốc tránh thai chứa nhiều androgen (giống testosterone), giúp tình trạng giảm ham muốn tình dục được cải thiện.

3. Đau nửa đầu

Bạn có thể gặp tình trạng đau nửa đầu khi sử dụng thuốc tránh thai - ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể gặp tình trạng đau nửa đầu khi sử dụng thuốc tránh thai - Ảnh minh họa: Internet

Theo một số nghiên cứu vào năm 2014, sự sụt giảm nồng độ estrogen có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Với những người vốn dĩ có tiền sử bệnh đau nửa đầu thì uống thuốc tránh thai càng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

4. Giảm thị lực

Mắt bạn có thể bị khô do uống thuốc tránh thai - Ảnh minh họa: Internet

Mắt bạn có thể bị khô do uống thuốc tránh thai - Ảnh minh họa: Internet

Uống thuốc ngừa thai dễ gây nên triệu chứng khô mắt. Từ đó, thị lực sẽ gặp vấn đề. Bạn nên đi khám mắt ngay nếu mắt khô kèm theo xả dịch hoặc thay đổi thị lực. Đôi khi, mắt bạn đã có vấn đề, việc sử dụng thuốc tránh thai càng khiến tình trạng mắt xấu đi.

5.  Trầm cảm

Bạn có thể bị trầm cảm khi dùng thuốc tránh thai - Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể bị trầm cảm khi dùng thuốc tránh thai - Ảnh minh họa: Internet

Nội tiết tố do thuốc tránh thai mang lại ảnh hưởng đến cân bằng của chất dẫn truyền thần kinh nhất định. Đó là lý do khiến những phụ nữ có tiền sử mắc chứng rối loạn tâm trạng có nguy cơ mắc chứng trầm cảm trong thời gian dùng thuốc.

Với những người đã có tiền sử trầm cảm thì không nên sử dụng biện pháp tránh thai có nội tiết hoặc phải uống thuốc có hàm lượng nội tiết thấp.

6. Gây buồn nôn

Thuốc tránh thai có thể gây ra triệu chứng buồn nôn - Ảnh minh họa: Internet

Thuốc tránh thai có thể gây ra triệu chứng buồn nôn - Ảnh minh họa: Internet

Thời gian mới uống thuốc, bạn có thể mắc chứng buồn nôn. Sau một thời gian, triệu chứng buồn nôn sẽ giảm dần.

Bạn có thể uống thuốc cùng với thức ăn hoặc khi đi ngủ để cải thiện tình trạng buồn nôn. Nếu trường hợp bị buồn nôn nặng, kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

7. Đau khi quan hệ tình dục

Tình trạng đau khi quan hệ dễ xảy ra  - Ảnh minh họa: Internet

Tình trạng đau khi quan hệ dễ xảy ra khi uống thuốc tránh thai - Ảnh minh họa: Internet

Thuốc tránh thai sẽ làm nội tiết người phụ nữ thay đổi. Nhiều trường hợp còn không rụng trứng. Nồng độ nội tiết tố estrogen thấp làm bạn giảm ham muốn tình dục, giảm tiết dịch, từ đó gây đau khi quan hệ.

8. Cương ngực

Có thể thuốc tránh thai khiến ngực bạn cương lên rất đau - Ảnh minh họa: Internet

Thuốc tránh thai có thể khiến ngực bạn cương lên rất đau - Ảnh minh họa: Internet

Thuốc tránh thai có thể khiến ngực bạn to lên hoặc cương cứng hơn. Sau vài tuần, tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì hãy gặp ngay bác sĩ.

Cách tốt nhất để bạn giảm triệu chứng cương ngực là phải cắt giảm caffein và muối. Đồng thời, bạn nên chọn áo ngực phù hợp để có thể giảm sự khó chịu khi ngực cương cứng gây đau.

THIÊN LÝ (Tin8)

6,971 Read
213 Share
(411)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang