Công nghệ in 3D mới này đã giúp những người khiếm thị thỏa mãn được khát khao thưởng thức các tác phẩm tranh nghệ thuật của mình.
Lần đầu tiên, người khiếm thị được "tận mắt chiêm ngưỡng" tác phẩm nghệ thuật Mona Lisa - Ảnh: B.D
Dự án nghệ thuật dành cho người khiếm thị được người phụ nữ tên Helsinki sáng tạo và thực hiện. Chị đã đặt rất nhiều tâm huyết vào dự án này với mong muốn có thể đem đến một "thế giới mới" cho người khiếm thị.
Các sản phẩm của dự án hoàn toàn được tạo nên từ công nghệ in 3D nổi, đây là một cơ hội hiếm hoi mang đầy tính nhân văn dành cho những người khiếm thị. Với những sản phẩm này, họ hoàn toàn có thể thưởng thức và chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật cổ điển mà trước đây họ chỉ có thể tưởng tượng về chúng qua lời kể của người khác.
Một người tham gia dự án xúc động nói: “Trước đây dù cố tưởng tượng tới mấy cũng không thể biết nụ cười của Mona Lisa trông như thế nào hay những bông hoa hướng dương của Van Gogh ra sao. Tất cả họ chỉ có thể hình dung một cách mơ hồ qua lời kể của người khác. Thế nhưng giờ đây, họ đã được chính tay mình cảm nhận và thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật đó. Đối với họ, điều này thật là tuyệt vời và diệu kỳ”. Những người làm nên dự án này đã dùng kỹ thuật in 3D nổi và cát để tạo ra sản phẩm với tỉ lệ kích thước và chất lượng chuẩn xác nhất. Và tất cả những công trình nghệ thuật này được trưng bày trong bảo tàng nghệ thuật.
Đây không phải là dự án nghệ thuật đầu tiên dành cho người khiếm thị. Trước đây, công nghệ in 3D này đã từng được ứng dụng vào những tác phẩm mang tên “Ký ức cảm xúc” và nhờ vào công nghệ trên mà các bà mẹ khiếm thị có thể “nhìn” thấy hình ảnh siêu âm của con mình khi bé chưa chào đời.
Nhà thiết kế Marc Dillon nói rằng: "Đây là chiến dịch để người khiếm thị có cơ hội đến với phòng tranh."
Dự án nghệ thuật tranh 3D dành cho người khiếm thính mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đó chính là cơ hội để những người khiếm thính yêu nghệ thuật được thưởng thức và thỏa sức sáng tạo.
HIỀN HUỲNH (Tin8, theo Boredpanda)