Hỏa hoạn là cơn ác mộng đối với tất cả chúng ta, đặc biệt với người khuyết tật càng ít cơ hội sông sót
Khi có hỏa hoạn, với người bình thường, chúng ta có thể bị đánh thức dễ dàng bởi hệ thống báo cháy, báo khói hay đơn giản chỉ là những tiếng tri hô của người xung quanh. Thế nhưng, tất cả những thứ đó đều vô nghĩa với người khiếm thính. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã đau đầu để thử nghiệm những mùi vị khác nhau nhằm có thể đánh thức người khiếm thính khi xảy ra hỏa hoạn.
Trong hàng trăm thứ mùi khác nhau được lựa chọn để thử nghiệm, trong đó có cả những thứ có mùi nặng nhất như trứng thối, cuối cùng, mùi wasabi là thứ các nhà khoa học chọn lựa để có thể làm người khiếm thính tỉnh dậy trong trường hợp nguy cấp này.
Hệ thống báo cháy sẽ phát ra mùi wasabi đủ mạnh để đánh thức người khiếm thính
Wasabi là gia vị cay nồng thông dụng mà người Nhật thường sử dụng ăn kèm với các món sushi. Vậy người Nhật đã sử dụng nó để báo cháy như thế nào? Rất đơn giản, họ tạo ra một mùi vị y hệt wasabi kèm với hệ thống báo cháy và được bán với giá khoảng 500 USD.
Hệ thống báo cháy này đặc biệt ở chỗ khi phát hiện có hỏa hoạn, nó sẽ tỏa ra mùi wasabi kèm theo chất allyl isothiocyanate khiến mũi người khiếm thính bị kích ứng và khó chịu. Từ đó, nó sẽ đánh thức cả những người ngủ say nhất. Đúng như Makoto Imai, một trong những nhà khoa học trong nhóm, cho biết, "Không ai có thể ngủ tiếp với bầu không khí đầy mùi wasabi".
Nếu gia đình bạn có người thân chẳng may bị khiếm thính sẽ phải nghĩ đến giải pháp này để đảm bảo an toàn
Hiện nay, hệ thống báo cháy wasabi có một không hai này chỉ mới là ý tưởng và chưa có sản phẩm đại trà. Nếu ý tưởng này được các nhà sản xuất chú ý và biến nó thành hiện thực, đây sẽ là bước đột phá mới trong hệ thống báo cháy, đặc biệt có tác dụng hỗ trợ đối với những gia đình có người bị khiếm thính, tránh được những rủi ro có thể xảy ra.
Nghiên cứu độc đáo và mới mẻ này đã dành giải Ig Nobel thứ 21 tại đại học Harvard. Ig Nobel là giải phản khoa học dành trao cho những thành tựu đáng ngờ nhất trong các lĩnh vực khoa học "mà thoạt tiên gây cười, rồi sau đó buộc người ta suy nghĩ".
DZUNG LÊ (Tin8, ảnh: Internet)