Những thói quen nấu cơm sai lầm mà bạn thường gặp phải

Ngày đăng: 20/08/2015
23,085 Read
246 Share
Nấu cơm tưởng chừng là một việc rất đơn giản nhưng để có một nồi cơm ngon và không mất chất dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi nấu cơm, cùng tham khảo nhé!

1. Không rửa tay sạch trước khi vo gạo nấu cơm

Lòng bàn tay mỗi người có khoảng 1.500 con vi khuẩn trú ngụ - Ảnh: Internet

Lòng bàn tay mỗi người có khoảng 1.500 con vi khuẩn trú ngụ - Ảnh: Internet

Tay là nơi vi khuẩn và những chất độc hại từ môi trường xung quanh dễ dàng bám vào. Theo một nghiên cứu của Mỹ, trên lòng bàn tay mỗi người có khoảng 1.500 con vi khuẩn trú ngụ.

Nếu bạn chưa rửa tay thì những vi khuẩn ấy có nguy cơ bám vào gạo trong lúc bạn vo gạo. Ngoài ra, nhiều người còn dùng nước vo gạo để rửa mặt, vì nước vo gạo rất tốt cho làn da, tuy nhiên chúng sẽ có tác dụng ngược nếu như bàn tay của bạn chưa được làm sạch trước khi vo.

2. Chà xát gạo quá kỹ

Bạn chỉ nên khuấy nhẹ một vài lần để loại sạch bụi bẩn - Ảnh: Internet

Bạn chỉ nên khuấy nhẹ một vài lần để loại sạch bụi bẩn - Ảnh: Internet

Chúng ta thường gọi là “vo gạo” nên nhiều người vẫn nghĩ vo càng lâu, càng mạnh tay cho đến khi nào nước trong veo không còn màu trắng đục thì gạo mới sạch.

Thực ra, đây là một cách làm sai lầm mà nhiều người thường mắc phải vì phần nước đục ấy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Theo các chuyên gia, việc chà xát mạnh vô tình lấy đi một lượng lớn vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo.

Lúc này, hạt gạo chỉ còn là tinh bột chứ không còn chất khoáng, lipid, vitamin B1, B2, B6… Do đó, bạn chỉ nên khuấy nhẹ một vài lần để loại sạch bụi bẩn mà thôi.

3. Nấu cơm bằng nước lạnh

Nấu cơm bằng nước lạnh vô tình làm chất dinh dưỡng tan trong nước - Ảnh: Internet

Nấu cơm bằng nước lạnh vô tình làm chất dinh dưỡng tan trong nước - Ảnh: Internet

Thói quen này hầu hết ai cũng gặp phải. Thực tế, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng bị tan trong nước.

Do đó, bạn nên nấu cơm bằng nước sôi hoặc nước ấm, điều này giúp lớp bên ngoài của gạo bị co lại, tạo một lớp màng bọc giúp hạt gạo không bị nứt hay vỡ.

Vì vậy, hãy tập cho mình thói quen nấu nước sôi thay vì nước lạnh để không những cơm được dẻo mà còn giữ được dưỡng chất nhé!

4. Cho nước quá ít hoặc quá nhiều

Nên chú ý vạch nước trên thành nồi cơm điện để cơm không quá nhão hoặc khô - Ảnh: Internet

Bạn nên chú ý vạch nước trên thành nồi cơm điện để cơm không quá nhão hoặc khô - Ảnh: Internet

Bạn không nên cho nước quá ít hay quá nhiều để tránh cơm bị khô cứng hay bị nhão.

Thông thường, mặt gạo thấp hơn mặt nước từ 2 đến 4mm là chuẩn. Nếu gạo cũ thì bạn nên cho nhiều nước một chút, còn gạo mới thì cho nước ít lại. Qua vài lần thực hiện, bạn sẽ dần quen thuộc với thao tác này.

Mở nắp ngay khi nồi bật nút “Warm”

Khi cơm đã chín thì nồi cơm điện sẽ tự động ngắt và nhảy sang chế độ hâm nóng (warm). Song, bạn vẫn không nên mở nắp nồi cơm ngay vì lớp cơm trên bề mặt vẫn còn nhão và chưa chín tới hoàn toàn. Việc mở nắp như vậy khiến cơm ở phần dưới bám chặt vào nồi, gây khó khăn khi lau rửa nồi.

Bạn không nên mới nắp nồi nagy khi nồi vừa bật nắp Warm - Ảnh minh họa: Internet

Bạn không nên mới nắp nồi nagy khi nồi vừa bật nắp Warm - Ảnh minh họa: Internet

THY HOÀI (Tin8)

23,085 Read
246 Share
(298)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang