Những lễ hội xuân không thể bỏ qua trong dịp Tết Nguyên Đán

Ngày đăng: 07/02/2016
4,932 Read
255 Share
Tin8 - Tết đến xuân về cũng là lúc các lễ hội truyền thống đậm chất văn hóa của người Việt Nam được tổ chức ở khắp nơi trên cả nước. Bên cạnh những lễ hội để tưởng nhớ nguồn cội, cầu may mắn thì còn có những lễ hội chỉ đơn giản là vui chơi, giao duyên rất thú vị.

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội truyền thống của người Tày được tổ chức sau lễ Tết - Ảnh minh họa: Internet

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội truyền thống của người Tày được tổ chức sau lễ Tết - Ảnh minh họa: Internet

Lễ hội Lồng Tồng, Tuyên Quang

Lễ hội Lồng Tông hay Hội xuống đồng là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày sinh sống ở tỉnh Tuyên Quang. Đây cũng là dịp quy tụ sắc thái văn hóa đặc trưng của người Nùng, Dao... Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước sang năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Trong lễ hội, người dân cùng nhau tham gia nhiều trò chơi dân gian vô cùng đặc sắc như rước cờ, đi cà kheo, hát then...

Lễ hội chùa Hương, Hà Nội 

Bạn có thể thả mình trên thuyền khi đến với lễ hội chùa Hương - Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể thả mình trên thuyền khi đến với lễ hội chùa Hương - Ảnh minh họa: Internet

Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Một ngày trước ngày hội, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút. Đến đây, bạn có thể tham gia vào hành trình về cõi Phật, ngồi thuyền ngắm cảnh, leo núi... rất thú vị. Nhưng bạn nên chú ý tới các vấn đề như xe cộ, nhà vệ sinh... vì lượng du khách đổ về dịp lễ hội rất đông.

Hội Lim, Bắc Ninh

Hội Lim ở Bắc Ninh mang đậm bản sắc văn hóa xứ Kinh Bắc - Ảnh minh họa: Internet

Hội Lim ở Bắc Ninh mang đậm bản sắc văn hóa xứ Kinh Bắc - Ảnh minh họa: Internet

Hội Lim được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca quan họ Bắc Ninh.

Vào 8g sáng, hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Những người tham gia vào đoàn rước mặc những bộ trang phục ngày xưa, sặc sỡ và rất cầu kì, đẹp mắt. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu.

Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh

Lễ hội chùa Yên Tử là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước - Ảnh minh họa: Internet

Lễ hội chùa Yên Tử là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước - Ảnh minh họa: Internet

Mỗi năm, vào mùa lễ hội (bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch), Yên Tử lại thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Lễ hội Yên Tử được tổ chức rất long trọng và tưng bừng. Đây là một lễ hội truyền thống mang tầm vóc quốc gia. Ngay từ sáng sớm, du khách đã hăm hở leo núi để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam này. 

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, Hà Nam

Lễ hội Tịch Điền mang ý nghĩa khuyến nông có từ lâu đời - Ảnh minh họa: Internet

Lễ hội Tịch Điền mang ý nghĩa khuyến nông có từ lâu đời - Ảnh minh họa: Internet

Diễn ra trong khoảng mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch, lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến khích phát triển nông nghiệp. Đây là lễ hội có thật trong lịch sử khi vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng (năm 987), từ đó có truyền thống nhà vua sẽ đích thân xuống cày ruộng.

Tuy nhiên, phong tục này đã bị gián đoạn mãi cho đến năm 2009, lễ tịch điền này mới được khôi phục. Vào năm 2010, lần đầu tiên chủ tịch nước Việt Nam lúc bấy giờ là ông Nguyễn Minh Triết cũng đã đến mặc áo nông dân cầm cày thực hiện nghi lễ tịch điền Đọi Sơn. 

Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh

Đến với lễ hội chùa bà Đen, bạn có thể di chuyển bằng cáp treo rất thú vị - Ảnh minh họa: Internet

Đến với lễ hội chùa bà Đen, bạn có thể di chuyển bằng cáp treo rất thú vị - Ảnh minh họa: Internet

Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Du khách có thể đi bộ lên chùa Bà trên núi hoặc đi cáp treo, máng trượt. Đến đây, bạn không chỉ hành hương lễ Phật đầu năm mà còn để chinh phục đỉnh núi cao nhất Đông Nam Bộ này.  

VI HƯƠNG (Tin8)

4,932 Read
255 Share
(330)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang