Dưới đây Tin8 sẽ tổng hợp những lầm tưởng đó để các bạn có thể điều chỉnh cho mình chế độ ăn uống lành mạnh đúng nghĩa.
1. Ăn tối sau 6 giờ không tốt cho sức khỏe của bạn?
Điều này rất phổ biến và được mọi người biết tới như một sự thật hiển nhiên xưa như trái đất vậy. Thế nhưng ngày nay lối sống của con người đã khác xưa rất nhiều. Chúng ta đi ngủ trễ hơn các cụ ngày xưa và lịch hoạt động cũng thay đổi so với các thế hệ trước. Vì vậy, việc ăn tối sau 6 giờ là hết sức bình thường bởi vì để cơ thể chịu đói có thể gây tổn hại cho sức khỏe.
Cách ăn đúng đắn nhất là bạn không nên ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng đồng thời vào bữa tối thì nên ăn nhẹ nhàng thôi.
2. Chất béo không tốt cho sức khỏe?
Chất béo thường được cho là kẻ thù của sức khỏe và thân hình nhưng điều đó không hẳn đúng. Bạn không thể tiêu hóa thức ăn như bình thường nếu không có nó. Chất béo giúp chuyển hóa các loại vitamin A và E.
Ngược lại nếu thiếu chất béo thì cơ thể chúng ta không thể sản xuất hormone, dẫn đến việc da bị lão hóa nhanh hơn và gan của bạn cũng sẽ yếu đi ít nhiều.
Đó là lý do tại sao bạn nên hạn chế lượng dầu thực vật được nạp vào cơ thể nhưng cũng không có nghĩa là phải hoàn toàn loại bỏ nó khỏi bữa ăn. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là ăn ít thức ăn chứa chất béo có hại như sốt, mayonnaise, bánh ngọt hay bánh cookie,…
3. Bữa ăn vội không tốt?
Bữa ăn vội hay còn gọi là những bữa ăn qua loa, gấp gáp được chúng ta cho là không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó không hẳn là không tốt mà còn rất cần thiết. Bởi đã gọi là ăn vội thì bạn không thể dành nhiều thời gian cho việc ngồi ăn đủ lượng dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, nó vẫn tốt hơn nhiều việc vì quá vội mà bỏ bữa. Với bữa ăn vội, bạn nên cân bằng các chất khi đưa chúng vào cơ thể các món bổ dưỡng như các loại đậu và trái cây.
4. Tất cả đồ ăn hữu cơ đều có lợi cho sức khỏe?
Những sản phẩm được gắn mác thức ăn “hữu cơ” (không có sự can thiệp của chất hóa học, thuốc diệt côn trùng…) thực chất là không khác gì lắm so với những thức ăn khác trừ việc giá thì nhỉnh hơn hẳn. Đó là chưa kể nhiều thức ăn gây dị ứng với cơ thể.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa thức ăn hữu cơ không tốt các bạn nhé vì giữa những mặt hàng không rõ nguồn gốc thì chúng đáng tin hơn hẳn.
5. Nên tránh thức ăn chứa carbohydrates?
Carbohydrates có trong đường, mứt dâu, trái cây/đồ uống ngọt, chocolate, mật ong, khoai tây hay bánh mì trắng thì nên tránh, tuy nhiên với các loại đậu, hạt, trái cây, rau quả có màu xanh… thì nên bổ sung cho chế độ ăn lành mạnh nhé.
6. Trái cây và rau sẽ mất chất dinh dưỡng sau khi bỏ vào tủ lạnh?
Kỹ thuật đông lạnh hiện đại của tủ lạnh ngày nay có thể bảo quản chất dinh dưỡng của mọi sản phẩm, thức ăn của bạn.
7. Chia nhỏ bữa ăn giúp bạn giảm cân?
Những người theo chế độ ăn chia nhỏ giảm cân được là nhờ họ thận trọng trong việc chọn món ăn và giảm khẩu phần ăn cùng lúc. Còn trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được việc bạn chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp bạn giảm cân cả. Enzym được tiết ra trong quá trình tiêu hóa có thể xử lý các chất một lần.
8. Bánh mì nâu tốt cho sức khỏe hơn bánh mì trắng?
Bánh mì màu nâu không có quá nhiều chất xơ không cần thiết. Màu nâu “khỏe khoắn” là từ caramel ở trong bột nhào; vì thế năng lượng có trong bánh mì nâu cũng nhiều gần bằng bánh mì trắng (bạn có thể tăng cân vì điều này). Bánh mì tốt cho bạn là loại nguyên hạt và bánh mì crispy.
9. Nước ép cũng tốt như trái cây?
Nước ép ít chất xơ hơn hẳn và lượng vitamin cùng chất khoáng cũng ít hơn nhiều so với ăn nguyên trái. Vì vậy bạn nên ăn trái cây hơn là ép chúng ra thành nước.
10. Sushi và cơm cuộn là đồ ăn trong chế độ ăn kiêng
Gạo trắng được dùng làm thành phần chính cho cơm cuộn có nguy cơ khiến bạn tăng cân khá cao. Đây sẽ không phải là món ăn trong chế độ ăn uống lành mạnh nếu như bạn ăn nhiều. Ngoài ra thủ phạm khiến bạn tăng cân còn có nước chấm, bơ béo và mayonnaise.
KHÁNH VÂN (Tin8)