Lý giải tục đeo vòng cổ kỳ lạ của bộ lạc Kayan. Bạn có dám thử không?

Ngày đăng: 25/01/2016
8,250 Read
258 Share
Tin8 - Ở vùng núi giáp ranh giữa Myanma và Thái Lan, những người phụ nữ luôn rạng rỡ với nụ cười trên môi song khoảng cách giữa đầu và cổ lại rất xa khi bị “ngăn cách” bởi những vòng cổ nặng trịch. Vì một lý do nào đó những chiếc vòng phải tháo ra thì cổ của họ sẽ bị gãy bất cứ lúc nào.

Tục đeo vòng cổ kỳ lạ

Tục đeo vòng cổ kỳ lạ của bộ lạc Kayan ở Myanmar từ khi 5 tuổi - Ảnh: Internet

Tổ tiên của người Kayan là thổ dân Khumlen ở Myanmar (Miến Điện). Trong thập niên 1990, họ xung đột với chính phủ quân sự ở Myanma nên nhiều người dân sắc tộc Kayan di cư sang nước Thái Lan. Hiện tại bộ tộc này có khoảng 7000 người.

Tục đeo vòng cổ kỳ lạ của bộ lạc Kayan

 chế độ mẫu hệ Kayan

Theo tập quán của tộc người theo chế độ mẫu hệ Kayan, những chiếc cổ dài tượng trưng cho nữ quyền - Ảnh: Internet

Việc xuất phát tập tục đeo vòng cổ bắt đầu từ đâu hiện vẫn chưa có thông tin chính thức nào. Song theo nhiều phụ lão người Kayan kể truyền thuyết rằng: Thời xa xưa, một vị tộc trưởng nằm mơ và được báo mộng sẽ có một con hổ xuất hiện nhằm tấn công vào các bé gái sinh vào ngày thứ tư. Tộc trưởng vô cùng lo lắng vì con gái của ông cùng sinh vào ngày này, do đó khi tỉnh dậy ông đã ra lệnh tất cá bé gái sinh ngày này phải đeo bộ vòng cổ để tránh hổ dữ tấn công. Hổ sẽ không dám lại gần khi nhìn thấy những chiếc vòng đồng sáng óng ánh hoặc chúng có đến gần thì không cắn được vào cổ.

Ngoài ra cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng việc cuộn vòng giúp phụ nữ ít hấp dẫn hơn các bộ tộc khác và điều đó giúp họ tránh được nạn buôn người. Ngoài huyền thoại trên thì lý do đeo vòng cổ được cho là bản sắc của bộ lạc, là nói tới sắc đẹp và cũng chính do mẹ của họ đeo cho họ ngay từ khi còn nhỏ.

Nhưng cũng không ít người cho rằng, theo tập quán của tộc người theo chế độ mẫu hệ Kayan, những chiếc cổ dài tượng trưng cho nữ quyền. Chiếc cổ càng dài càng thể hiện sự sang trọng, quý phái và càng được nhiều người trong bộ tộc ngưỡng mộ. Sự giàu có của phụ nữ Kayan không nằm ở khối tài sản họ sỡ hữu mà được đánh giá ở số vòng đeo trên cổ của họ. Tục lệ này đã được quy định từ bao đời nên con cháu thần rồng phải giữ tập tục đeo vòng cổ để chiếc cổ dài như cổ rồng nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân tổ tông.

5 tuổi sẽ đeo chiếc vòng đầu tiên và tăng lên sau từng năm

Tục lệ kayan

Tục lệ này làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cấu trúc xương của phụ nữ bởi sau nhiều năm đeo một khối lượng vòng kim loại quá nặng trên cổ, hai vai - Ảnh: Internet

Vì theo chế độ mẫu hệ nên việc sinh bé gái là một diễm phúc của gia đình được dòng họ và bộ tộc chúc mừng. Món quà của người thân dành cho bé gái chính là vàng hoặc đồng để đúc sẵn thành những chiếc vòng nặng khoảng 0,5 kg để khi bé gái lên 5 tuổi sẽ làm lễ để được đeo chiếc vòng đầu tiên. Ngày giờ lẫn nghi thức thực hiện được định đoạt sau khi thầy cúng xem quẻ. Sau đó, một cụ bà có uy tín nhất trong làng sẽ là người bôi dầu và xoa bóp quanh cổ bé rồi dùng miếng vải mềm để lót lên cổ mới đeo vòng vào.

Cứ thế, sau khi đeo chiếc vòng đầu tiên, số vòng cổ sẽ tăng lên sau từng năm. Sức nặng của vòng sẽ khiến vai và xương đòn sụn xuống đồng nghĩa với việc chiếc cổ sẽ dài ra tạo ra thêm khoảng trống ở cổ. Lúc này, người phụ nữ cứ việc lắp thêm vòng vào cho đến khi người đeo cảm thấy ưng ý nhất thì thôi. Sức nặng của vòng sẽ được thay đổi từ khi còn bé cho đến lớn.

Mỗi phụ nữ Kayan có thể tới 20 - 25 chiếc vòng nhằm thể hiện được sự giàu có và cao quý của mình. Đặc biệt, có một phụ nữ của bộ tộc này đã đeo được tận 37 chiếc vòng trên cổ khiến chiếc cổ dài hơn 30 cm. Hàng chục chiếc vòng ấy sẽ nằm trên cổ bất di bất dịch trong cuộc đời của họ, do đó khi ngủ họ phải nằm nghiêng mới ngủ được. Ngoài ra, họ còn đeo một khối vòng ở cổ tay, dưới đầu gối, mắt cá chân nữa đấy.

Phụ nữ không có vòng cổ chẳng khác nào “trần truồng”

đeo vòng cổ

Họ còn đeo một khối vòng ở cổ tay, dưới đầu gối, mắt cá chân nữa - Ảnh: Internet

Phụ nữ Kayan luôn để tóc dài và phải búi cao, gọn nhằm để phô rõ chiếc cổ dài và bộ vòng cổ của mình. Từ khi bắt đầu đeo vòng cho tới thời điểm hiện tại, vòng cổ không được tháo ra vì đó được xem làm vật bất ly thân. Hơn nữa, việc mang vòng cổ lâu năm khiến lớp da vùng cổ không còn hồng hào mà trở nên tái nhợt và họ không muốn tháo cũng vì sẽ để lại những vết thâm tím khi làn da đổi màu vả lại khá vất vả.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là họ không cảm thấy thoải mái khi gỡ bỏ vòng cổ ra, vì không có vòng trên cổ họ tự nhận thấy mình đang “trần truồng” vậy. Hơn nữa, theo tục lệ của bộ tộc, những chiếc vòng ôm kít lấy cổ sẽ theo họ đến lúc họ chết và ngay cả người chồng cũng không bao giờ được nhìn thấy làn da thật trên cổ vợ. Người nào tháo ra coi như bị trọng tội.

Thế nhưng, nếu phụ nữ phản bội chồng sẽ bị bộ tộc tháo vòng như một hình phạt, sau đó bị trục xuất ra khỏi làng cho đến chết hoặc họ phải nằm xuống ở phần đời còn lại để tránh cho chiếc cổ không bị gãy khi không còn những chiếc vòng quanh cổ. Đến ngày nay, tục lệ này vẫn còn phổ biến và tập quán này thu hút khoảng hơn 1000 du khách đến đây tham quan hằng năm, điển hình là bản người Kayan ở Nai Soi.

KHA MY (Tin8)

8,250 Read
258 Share
(342)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang