Bàn chân có rất nhiều kinh mạch nên việc kiễng chân có tác động trực tiếp đến kinh mạch đó - Ảnh minh họa: Internet
Theo y học hiện đại, quá trình kiễng gót chân lên, hạ gót chân xuống như vậy sẽ giúp tăng cường sự lưu thông khí huyết, đồng thời giúp máu dễ dàng lưu thông qua tim. Ngoài ra, động tác “kiễng chân” còn có tác dụng điều tiết sự phân bố và hoạt động của dịch cơ thể rất tốt cho người béo phì.
Còn theo y học truyền thống, “kiễng chân” giúp điều dưỡng cơ thể, cải thiện thể chất lẫn tinh thần. Nó có thể giúp bạn cân bằng trạng thái cảm xúc của mình, giúp bạn giải tỏa nhanh cảm giác mệt mỏi, áp lực từ công việc cũng như cuộc sống.
Xét về góc độ kinh mạch, động tác “kiễng chân” giúp kích thích 3 đường âm kinh: thái âm tỳ kinh; quyết âm gan kinh, thiểu âm thận kinh. Từ đó, khí huyết lưu thông dễ dàng và góp phần bảo vệ gan, tim, phổi. Thông qua tác dụng của ba đầu kinh mạch, việc kiễng chân còn giúp can đối các hoạt động trong thân thể, giúp giảm béo, tiêu bệnh phù, phòng chống các bệnh về tiểu tiện, bệnh đi ngoài ra máu. Đối với đàn ông bị mắc bệnh tiền liệt tuyến, hoặc bệnh ngứa ở cơ quan sinh dục của phụ nữ, tập động tác này thường xuyên cũng có hiệu quả.
Dù là động tác đơn giản nhưng bạn nên thực hiện theo tuần tự 3 bước - Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là các bước thực hiện động tác “kiễng chân”:
Bước 1: Hai chân song song bằng vai, mũi chân hướng về phía trước hơi chếch ra ngoài. Đầu gối buông lỏng, hơi chùng, bụng hóp lại, bàn thân chạm đất.
Bước 2: Bạn đưa 2 gót chân cùng nâng lên khỏi mặt đất, hai bàn tay đặt nhẹ sau eo, giữ người thẳng, ngực hơi ưỡng ra. Sau đó, bạn từ từ hít không khí vào trong cơ thể.
Bước 3: Bạn từ từ đặt gót chân xuống một các nhẹ nhàng, đồng thời thở ra rồi tiếp tục làm lại khoảng 7 lần.
VI HƯƠNG (Tin8)