Chẩn đoán bệnh từ 7 âm thanh trong cơ thể của bạn

Ngày đăng: 25/08/2015
4,364 Read
349 Share
Ngáy, nấc cụt, ợ hơi,… tưởng chừng là các âm thanh vô hại của cơ thể nhưng đôi khi đó lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Cùng tìm hiểu để có thể tự đoán bệnh của chính mình nhé!

1. Tiếng ngáy

Tiếng ngáy vừa khiến người khác khó chịu vừa là biểu hiện sức khỏe bạn đang có vấn đề - Ảnh minh họa: Internet

Tiếng ngáy vừa khiến người khác khó chịu vừa là biểu hiện sức khỏe bạn đang có vấn đề - Ảnh minh họa: Internet

Tiếng ngáy không chỉ làm người xung quanh khó chịu mà đó còn là biểu hiện sức khỏe bạn đang có vấn đề.

Hầu hết, tiếng ngáy là do bệnh ở mũi (ngạt mũi, viêm mũi), yết hầu sưng to hoặc có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nếu tiếng ngáy của bạn kèm theo triệu chứng thở hổn hển, cơ thể ướt đẫm mồ hôi thì bạn có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ rất cao.

Để giảm bớt hiện tượng này, bạn nên hạn chế rượu bia, tập thể dục, hình thành nếp sống tốt. Nếu trường hợp ngủ ngáy quá nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

2. Ợ hơi

Ợ hơi kèm đau ngực hoặc đau họng có thể là bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh: Internet

Ợ hơi kèm đau ngực hoặc đau họng có thể là bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh: Internet

Theo tiến sĩ Claudia Gruss - chuyên khoa về đường ruột và dạ dày (Mỹ), ợ hơi là âm thanh của không khí thoát ra từ dạ dày, thường do nuốt không khí.

Tuy nhiên, ợ hơi kèm đau ngực hoặc đau họng có thể là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên ăn uống chậm rãi, tránh dùng nước uống có ga, tránh ăn những thực phẩm khó tiêu như các loại đậu, bơ sữa,…

3. Nấc cụt

Nguyên nhân tạo ra tiếng nấc là do dây thần kinh phế vị hoặc dây thần kinh hoành gây nên sự co thắt đột ngột trong vài giây, cường độ mạnh, dứt khoát ngoài ý muốn của mình.

Nấc cụt kéo dài hơn 48 tiếng là một dấu hiệu không tốt cho sức khỏe của bạn - Ảnh: Internet

Nấc cụt kéo dài hơn 48 tiếng là một dấu hiệu không tốt cho sức khỏe của bạn - Ảnh: Internet

Thông thường, nấc cụt là triệu chứng vô hại, có thể ngăn chặn bằng cách giữ hơi nhưng nếu tình trạng nấc cụt kéo dài hơn 48 tiếng thì bạn nên đến bệnh viên để kiểm tra. Bởi vì có thể bạn đã gặp trục trặc ở hệ thần kinh trung ương.

Khi bị nấc cụt, bạn có thể nuốt 1 miếng bánh mì khô hoặc uống một ly nước để dứt tiếng nấc cụt.

4. Tiếng ù ù trong tai

Triệu chứng ù tai có thể đến rồi đi nhanh chóng, nhưng nếu chứng ù tai kéo dài hơn 2 ngày, kèm theo chóng mặt thì bạn nên đi xét nghiệm sớm.

Theo bác sĩ Tai - mũi - họng Jenifer Derebery, tiếng ù tai lớn và thường xuyên xảy ra còn có thể làm giảm thính lực. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, kém ngủ và khó chịu.

Nếu triệu chứng ù tai kéo dài hơn 2 ngày thì bạn nên đi khám bác sĩ - Ảnh: Internet

Nếu triệu chứng ù tai kéo dài hơn 2 ngày thì bạn nên đi khám bác sĩ - Ảnh: Internet

5. Tiếng kêu rắc từ khớp

Tiếng kêu rắc từ khớp là dấu hiệu khớp bị thoái hóa hoặc sụn khớp bị viêm. Sụn khớp có chức năng che phủ bề mặt xương, đóng vai trò như chiếc đệm giữa các xương. Khi sụn khớp thoái hóa, những âm thanh răng rắc ở đầu gối và cổ sẽ thường xuyên phát ra khi bạn hoạt động.

Tiến g kêu rắc từ khớp có thể là do khớp bị thoái hóa - Ảnh: Internet

Tiếng kêu rắc từ khớp có thể là do khớp bị thoái hóa - Ảnh: Internet

Ngoài ra, khi bạn đưa vai lên cao mà phát ra tiếng kêu rắc thì có thể bạn đã bị viêm Bursa (một túi chứa dịch nhỏ ở giữa các đầu xương bả vai và dây chằng).

6. “Xì hơi” nặng mùi

“Xì hơi” cho thấy hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu “xì hơi” liên tục và nặng mùi thì rất có thể bạn đã mắc một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột…

Xì hơi nặng mùi và liên tục đó là biểu hiện của bệnh lý cần phải chữa trị càng sớm càng tốt - Ảnh: Internet

"Xì hơi" nặng mùi và liên tục đó là biểu hiện của bệnh lý cần phải chữa trị càng sớm càng tốt - Ảnh: Internet

Ngoài ra, “xì hơi” kèm theo triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, có khi đi cầu ra máu, nóng sốt thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột già.

Nếu “xì hơi” thường xuyên, liên tục, thậm chí đến 20 lần/ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị.

7. Thở khò khè

Nếu bạn thở mà cảm giác không được bình thường, khò khè, khó chịu thì có thể bạn đã bị dị ứng, hen suyễn hoặc nặng hơn là suy tim sung huyết.

Hãy đến bệnh viên để khám và có hướng điều trị hiệu quả nhất nhé!

Thở khò khè là triệu chứng của bệnh hen suyễn, dị ứng hoặc sung tim huyết - Ảnh minh họa: Internet

Thở khò khè là triệu chứng của bệnh hen suyễn, dị ứng hoặc sung tim huyết - Ảnh minh họa: Internet

TỪ MINH (Tin8)

4,364 Read
349 Share
(279)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang