Nếu bạn cảm thấy việc nhai, nuốt rất khó khăn thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ - Ảnh: Internet
1. Cảm giác đau lưỡi
Nếu khi nhai hay nuốt bạn luôn có cảm giác đau nhức ở lưỡi hoặc tệ hơn là bạn không thể ăn nổi vì chiếc lưỡi sưng đau thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Vì những biểu hiện trên rất có thể là do lưỡi bạn đang có một khối u và tình trạng ung thư miệng đã đi vào giai đoạn trở nặng.
2. Xuất hiện nhiều hạt li ti trên lưỡi
Bạn nên kiểm tra xem trên lưỡi mình có xuất hiện nhiều hạt li ti bất thường không - Ảnh: Internet
Viền lưỡi và phần lưỡi tiếp xúc với răng của bạn bỗng xuất hiện các hạt li ti nhỏ màu đỏ hoặc trắng, quan sát thì thấy các hạt ấy phát triển to hơn, thậm chí là lở loét thì rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư. Bạn nên đến các trung tâm y khoa để tìm hiểu kỹ bệnh tình trước khi quá muộn.
3. Những đốm nâu hình thành trên lưỡi
Hãy thường xuyên kiểm tra những dấu hiệu bất thường trên lưỡi của mình - Ảnh: Internet
Bề mặt da lưỡi nhạy cảm và rất dễ để phát hiện các chứng bệnh trên cơ thể đầu tiên. Vì vậy, nếu bạn phát hiện trên lưỡi của bạn xuất hiện một đốm nâu và nó có dấu hiệu lan rộng ra thì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh ung thư da.
4. Lưỡi có nốt đỏ hay vết loét
Chú ý đến sức khỏe răng miệng để phát hiện sớm những căn bệnh không mong muốn - Ảnh: Internet
Bạn đừng nên xem thường những nốt đỏ hay vết loét xuất hiện trên lưỡi. Đó có thể là biểu hiện của bệnh nhiệt miệng thường gặp nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng nếu như nốt đỏ hay vết loét không tự lành sau 1 đến 10 ngày và có dấu hiệu phát triển thêm.
5. Bề mặt lưỡi có nếp nhăn dài, sâu
Hãy kiểm tra xem lưỡi bạn có những nếp nhăn dài hay không - Ảnh: Internet
Nếu bạn có “thói quen” quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục không an toàn và phát hiện những nếp nhăn dài trên bề mặt lưỡi thì khả năng bạn đang mắc phải bệnh giang mai là khá cao. Bởi vì những nếp nhăn ấy chính là dấu hiệu của căn bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
6. Lưỡi có bợn trắng
Mặc dù vệ sinh sạch sẽ nhưng các bợn trắng vẫn luôn xuất hiện - Ảnh: Internet
Mặc dù mỗi khi vệ sinh răng miệng bạn đều cọ lưỡi, dùng dụng cụ chà lưỡi để đánh bay các mảng bám trắng trên lưỡi nhưng lưỡi bạn vẫn có lớp phủ màu trắng dày thì rất có thể đây là biểu hiện của việc lưỡi bị nhiễm trùng, sưng tấy. Hoặc cũng có khả năng bạn đang bị tưa miệng do nhiễm nấm candida (nấm men).
7. Luôn có cảm giác nóng rát mặc dù không ăn cay
Bỏng rát ở lưỡi có thể là dấu hiệu bệnh ở phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh - Ảnh: Internet
Đối với phụ nữ đã bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể sẽ xảy ra nhiều biến đổi. Một trong những dấu hiệu dấu hiện tố cáo cơ thể bạn đang thiếu chất dinh dưỡng ở giai đoạn này là cảm giác bỏng rát ở lưỡi. Với những ai có dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm ra những nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.
8. Lưỡi màu đỏ
Lưỡi tự nhiện, khỏe mạnh thì có màu hồng - Ảnh: Internet
Việc thiếu Vitamin B12, Vitamin B3, sắt hoặc nóng sốt có thể khiến lưỡi của bạn chuyển từ màu hồng sang đỏ tươi. Lúc này, bạn phải nhanh chóng chữa trị để có thể cải thiện tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể.
9. Lưỡi có màu bất thường
Nếu lưỡi của bạn chuyển sang màu sắc kì lạ thì rất có thể vi khuẩn và nấm men đang hình thành trên mặt lưỡi của bạn. Nguyên nhân có thể do bạn uống cà phê, hút thuốc nhiều và vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
Gừng, tỏi sẽ giúp cơ thể bạn giữ ấm - Ảnh: Internet
Còn nếu bạn phát hiện lưỡi của mình có màu tím tái, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm phế quản mãn tính, nồng độ Cholesterol cao và do ăn nhiều thực phẩm lạnh. Bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể, ăn các món ăn có khả năng giữ ấm như gừng, tỏi.
ANNA (Tin8, Theo Trithuctre)