Vỏ cà tím là một trong những thực phẩm vứt đi nhưng có giá trị dinh dưỡng rất lớn - Ảnh minh họa: Internet
Vỏ cà tím
Cà tím là thực phẩm giàu chất xơ và các khoáng chất như vitamin C, K, B6, đồng, kali, Thiamin, Niacin… Nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy, cà tím rất hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu và ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng.
Nhiều người thường ăn cà tím bỏ lớp vỏ bên ngoài. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện lớp vỏ cà tím còn chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác hơn thân quả cà.
Bên cạnh đó, vỏ cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh để bảo vệ các tế bào não và kiểm soát hàm lượng chất béo lipid. Tốt nhất bạn nên để cả vỏ cà tím khi chế biến.
Vảy cá
Vảy cá chứa hàm lượng canxi và phốt pho rất cao - Ảnh minh họa: Internet
Trung bình vảy chiếm 3% thể trọng của cá. Thói quen cạo vảy cá sạch bóng rồi mới chế biến không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Nguyên nhân là vì vảy cá có chứa nhiều lecithin (là một phospholipid, tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào) có tác dụng tăng cường khả năng nhớ của bộ não và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào não. Đồng thời, hợp chất này giúp tăng khả năng hấp thụ thức ăn.
Không những thế, vảy cá còn chứa nhiều axit béo không no, giúp giảm cholesterol và giữ cho tuần hoàn huyết dịch thông thoáng. Lượng caxi và phốt pho rất cao có trong vảy cá vô cùng tốt cho trẻ em bị còi xương và người già.
Ngoài ra, váy các còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh về huyết quản như bệnh tim mạch vành, tắc mạch máu não, cao huyết áp…
Bã đậu nành
Bã đậu nành rất tốt cho những người bị bệnh huyết áp - Ảnh minh họa: Internet
Bã đậu nành là một nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ đầu thế kỷ 20, nguyên liệu "thừa" này còn được người phương Tây dùng để chế biến các món ăn chay. Thế nhưng, người Việt Nam lại có thói quen vứt bã đậu nành trong quá trình làm sữa đậu nành rất uổng phí.
Thực tế, bã đậu này không chứa cholesterol nên rất tốt cho những bệnh nhân cao huyết áp và mắc bệnh mỡ trong máu cao. Bã đậu nành còn có hàm lượng chất xơ hoà tan và chất xơ không hoà tan cao, ngừa ung thư ruột kết, ung thư đại tràng, chống béo phì và bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, hợp chất isoflavones (là hợp chất giống estrogen yếu) có trong bã đậu nành giúp làm chậm quá trình lão hóa buồng trứng, cải thiện làn da và phòng chống lão hóa.
Xơ quýt
Việc vứt bỏ xơ quýt đồng nghĩa với việc bạn đã vứt bỏ một lượng lớn chất rutin rất tốt cho mao mạch - Ảnh minh họa: Internet
Chúng ta thường có thói quen vứt xơ quýt vì cho rằng nó không có tác dụng gì. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh xơ quýt chứa hàm lượng chất rutin đáng kể. Rutin là một loại vitamin P có tác dụng bảo vệ chức năng bình thường của thành mao mạch.
Vậy nên, ăn xơ quýt thường xuyên sẽ tốt cho não bộ, tăng cường khả năng lưu thông máu, đồng thời có thể loại bỏ các mảng bám trên thành huyết mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ, ung thư dạ dày… Ngoài ra, xơ quýt còn có tác dụng điều trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho ra máu, tức ngực…
TỪ MINH (Tin8, Theo Prevention)