Không ít người sau khi biết mình bị bệnh đã âm thầm che giấu và tự tìm cách điều trị cho mình - Ảnh minh họa: Internet
1. Giấu bệnh, tự điều trị
Lý do họ giấu bệnh có thể là vì tâm lý xấu hổ, cũng có thể do họ không tin mình bị bệnh nên cứ trì hoãn việc chữa trị. Họ tự điều trị bằng cách mô tả qua loa cho nhân viên bán thuốc những triệu chứng mà mình đang mắc phải.
Điều này rất nguy hiểm! Những dấu hiệu mà người bệnh nhận thấy chưa chắc đã chính xác, vì nhiều người mắc bệnh tình dục có thể có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau, vì thế người bán thuốc khó mà chẩn đoán đúng bệnh. Việc chẩn đoán chính xác bệnh còn phải dựa vào xét nghiệm máu và các kiểm tra cần thiết khác.
2. Tưởng rằng đã trị bệnh sùi mào gà tận gốc
Trên thực tế thì sùi mào gà là căn bệnh không thể điều trị tận gốc - Ảnh minh họa: Internet
Trên thực tế, ít người chữa trị được bệnh sùi mào gà tận gốc, đa số chỉ có thể điều trị hết biểu hiện của bệnh mà thôi. Hiện tại, vẫn chưa thể tiêu diệt hoàn toàn Virus HPV trong cơ thể người.
Hiện tại vẫn tiêu diệt Virus HPV hoàn toàn trong cơ thể người - Ảnh minh họa: Internet
3. Quan niệm rằng bệnh tình dục chỉ mắc… 1 lần trong đời!
Đây là quan niệm vô cùng tai hại. Với khoảng 20 bệnh tình dục mà cơ thể chúng ta có thể mắc phải, một số bệnh sẽ được trị khỏi hoàn toàn khi bạn uống thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sỹ như bệnh chlamydia, lậu… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mắc lại khi có quan hệ tình dục với "đối tác" đang mang bệnh. Chưa kể đến các bệnh có thể “ẩn dật” trong cơ thể bạn cả đời như: herpes, HIV…
Quan niệm chỉ mắc bệnh tình dục… 1 lần trong đời là hoàn toàn sai lầm - Ảnh minh họa: Internet
4. Nghĩ rằng quan hệ bằng miệng là an toàn
Ngoài ra việc quan hệ bằng miệng là không an toàn và vẫn có thể gây lây nhiễm bệnh tình dục. Nếu quan hệ tình dục bằng miệng với đàn ông thì nguy cơ lây bệnh xảy ra khi trong miệng đối phương có vết xước, trầy có thể bị gây ra bởi cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa trước khi “yêu”.
Quan hệ tình dục bằng miệng không hề an toàn và vẫn có thể lây bệnh tình dục - Ảnh minh họa: Internet
Quan hệ tình dục bằng miệng với nữ có thể tăng rủi ro mắc STD nếu họ vẫn còn kinh nguyệt hoặc "đối tác" của họ đang có vết thương trong miệng.
5. Không nói hết các triệu chứng với bác sĩ
Mặc dù có đến trung tâm y tế khám bệnh nhưng do tâm lý e ngại nên khá nhiều người không dám nói hết những triệu chứng mình gặp phải cho bác sĩ. Họ luôn cho rằng, chỉ cần quan sát, xét nghiệm máu là bác sĩ có thể chẩn đoán đúng bệnh và kê đơn thuốc cho mình.
Nên nói hết các triệu chứng bệnh với bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh tình dục có diễn biến phức tạp và có thể phát triển theo chiều hướng ngày càng xấu đi do thói quen, lối sống người bệnh. Vì vậy, hãy tạo cho mình một tâm lý thoải mái, coi phòng bệnh là gia đình, nói hết những gì mình mắc phải với bác sĩ để được điều trị bệnh tốt nhất.
6. Sinh hoạt tình dục bình thường khi mắc bệnh
Khi bạn đang điều trị bệnh liên quan đến tình dục, thông thường bác sĩ khuyên bạn không nên quan hệ nhằm hạn chế lây bệnh cho người khác, đồng thời tránh trường hợp bệnh của bạn nặng hơn.
Không nên sinh hoạt tình dục khi đang mắc bệnh - Ảnh: Internet
Khi bạn đang mắc bệnh tình dục, bạn cũng có thể mắc thêm một số bệnh nữa do quan hệ tình dục không an toàn khiến cho tình trạng bản thân ngày càng nặng hơn, khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, hãy luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn.
QUỲNH ANH (Tin8)