Vệ sinh tình dục đúng cách là phải giữ đồ lót luôn sạch sẽ, đúng cỡ - Ảnh minh họa: Internet
Quần áo sạch sẽ
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất cho sức khỏe tình dục là việc mặc đồ lót sạch sẽ, an toàn. Khi người đang đẫm mồ hôi hoặc mới tắm xong, bạn cố gắng tránh mặc đồ lót.
Đặc biệt là sau khi quan hệ, bạn nên để cơ thê hạ nhiệt, khô ráo rồi mới mặc quần áo vì sau cuộc yêu, cơ thể đang nhiều mồ hôi, ẩm ướt, nếu mặc ngay quần sao sẽ làm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại trên da vùng kín, dễ bị nhiễm trùng, viêm nang lông.
Bạn nên lựa chọn đồ lót có chất liệu bông thoáng mát, hạn chế chọn quần lót có chất liệu sợi tổng hợp hoặc mặc đồ lót quá chật. Đặc biệt, “cánh mày râu” nên lựa chọn loại quần dạng boxer, không nên mặc loại quần lót tam giác ôm sát vì sẽ gây bức bí, gây hại cho “cậu nhỏ”.
Không nhịn tiểu
Nhịn tiểu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet
Nhịn tiểu là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận, suy thận, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập niệu đạo, bàng quang... Bạn càng nhịn, bàng quang càng trở thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn phát triển và tạo nên những rủi ro sức khỏe. Vậy nên, bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn đi tiểu, hãy thực hiện luôn và đừng nhịn.
Đối với đàn ông
Nam giới nên chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên tắc vệ sinh tình dục của nam giới là bộ phận sinh dục luôn phải sạch sẽ. Nam giới không nên dùng xà phòng hoặc bất cứ chất tẩy rửa nào chà xát lên “cậu bé”.
Khi rửa, bạn cần kéo bao quy đầu lên bởi nếu chỉ rửa bên ngoài hoặc phần đầu sẽ làm tạo điều kiện cho smegma phát triển. Đây là một chất màu trắng tích tụ từ tế bào da chết. Bình thường, smegma vô hại nhưng khi tích tụ quá nhiều có thể gây kích ứng và nhiễm trùng.
Đối với phụ nữ
Vệ sinh vùng kín là quan trọng nhất đối với phụ nữ - Ảnh minh họa: Internet
Việc vệ sinh vùng kín của phụ nữ khá rắc rối. Nếu trong thời kỳ kinh nguyệt thì bạn cần thay băng vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày để hạn chế mùi hôi và nguy cơ nhiễm trùng vì băng vệ sinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Trong khi kinh nguyệt cần làm sạch niệu đạo, tử cung và âm đạo. Phần bên ngoài của âm đạo cũng phải thường xuyên được rửa. Những ngày không có kinh nguyệt, bạn nên rửa sạch vùng kín ít nhất 2 lần/ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ (dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa).
Thao tác bạn cần thực hiện cho đúng là vệ sinh phần âm đạo trước rồi mới tới hậu môn, nếu bạn lạm nước lại rửa hậu môn trước sao đó mới tới âm đạo thì có thể bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào trong âm đạo, sẽ dễ gây ra nhiễm trùng âm đạo cũng như nhiễm trùng đường nước tiểu.
VI HƯƠNG (Tin8)