ảnh minh họa
Ngoài đường người đi lại mua sắm tấp nập, người người kéo nhau ra bến xe về quê ăn Tết, chỉ riêng nhà vợ chồng Loan thì vẫn chưa thấy Tết đâu. Mang tiếng có nhà Hà Nội, vợ làm kế toán công ty xuất nhập khẩu còn chồng thì làm dân chủ thầu xây dựng vậy mà Tết đến cả hai vợ chồng không còn được 1 triệu trong ví.
Cách đây 2 ngày, vợ chồng Loan cũng đã ngồi lại lên danh sách các khoản cần chi tiêu trong Tết. Tính qua qua, tiền quà cáp cho hai bên nội ngoại cũng đã hết 5 triệu, cộng thêm tiền biếu ông bà đôi bên cũng mất 5 triệu. Rồi còn tiền mừng tuổi, tiền mua sắm trong nhà, tiền đi lại… bét nhất cũng phải mất 20 triệu. Cứ ngỡ kiểu gì chồng cô cũng đòi được một hai khoản nợ, không nhiều chỉ cần 20-30 triệu thì cũng còn được, chứ không có đồng nào thì cũng chẳng còn đường về quê ăn Tết.
Tính toán mãi, giờ không có tiền hai vợ chồng chỉ biết ngồi nhìn nhau thở dài ngao ngán. Đang chìm trong lo âu thì chuông điện thoại đổ. “Thế bao giờ hai đưa mới cho cháu tôi về quê ăn Tết. Hay năm nay anh chị có nhà mới ở Hà Nội nên chê Tết quê. Làm gì thì làm nhưng ông bà tổ tiên ở đâu thì cũng liệu liệu mà về còn hương khói cho các cụ” – giọng mẹ chồng Loan chao chát trong điện thoại.
Cúp máy rồi mà giọng bà vẫn như còn ám ảnh Loan. Không về không được, mà giờ về cũng không xong vì lương thưởng không có còn chồng Loan thì đến giờ vẫn không đòi được nợ công trình.
Nhà Tú là con trai một, anh chị em toàn ở quê kinh tế chẳng mấy khá giả. Vì vậy, việc vợ chồng cô mua được nhà, làm ông chủ có vẻ như là niềm tự hào của cả gia đình, họ hàng nhà chồng. Thường năm nào dù có hay không có vợ chồng cô cũng phải lo Tết cho đôi bên họ hàng. Năm nào dư giả thì đầu tư 30-40 triệu, năm nào khó khăn thì cũng 20...