
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ. (Ảnh: Quốc hội)
Ngày mai TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án vụ ông Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đồng phạm. Về diễn biến phiên tòa những ngày qua, PV Dân Việt có trao đổi với thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ -nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội.

Hội đồng xét xử vụ án ông Đinh La Thăng. Ảnh: TTXVN
Là người từng là lãnh đạo ngành Tòa án, khi theo dõi phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, ông thấy có gì nổi bật thưa ông?
- Qua theo dõi, chúng tôi thấy, diễn biến phiên tòa theo đúng như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Về hình thức, chỗ ngồi đã thể hiện trạng thái cân bằng giữa bên buộc tội (Viện kiểm sát) và bên gỡ tội (luật sư). Cụ thể họ ngồi đối diện với nhau, cùng ở mặt bằng, hình thức đó thể hiện sự bình đẳng.
Việc điều hành của HĐXX thấy chuyển biến rất rõ nét theo đúng tinh thần của cải cách tư pháp. Nếu như trước đây trong các vụ án hình sự, thường HĐXX đưa ra những câu hỏi với bị cáo dạng truy xét. Trong phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, HĐXX đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề đã có trong hồ sơ vụ án, đồng thời dành thời gian cho Viện kiểm sát, các luật sư tham gia xét hỏi làm rõ hơn các tình tiết liên quan.
HĐXX đã yêu cầu đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa tranh luận với bên bị buộc tội để làm rõ vấn đề. Có thể nói phiên tòa diễn ra đảm bảo nguyên lý của tranh tụng, đó là bên buộc tội và bên gỡ tội đều bình đẳng. HĐXX cũng thể hiện thái độ công tâm, khách quan trong quá trình điều hành phiên tòa.
Tất cả sự điều hành linh hoạt, tôn trọng lẫn nhau của HĐXX để làm rõ vấn đề, điều đó chứng tỏ một điều là kết quả diễn ra trong phiên tòa thế nào, khẳng định được đến đâu thì buộc tội đến đó, không phải buộc tội sẵn trong đầu.

Bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh TTXVN
Chính vì thế nên việc nghị án đã phải kéo dài mới có thể đảm bảo ra bản án công tâm, khách quan, ông nghĩ sao?
- Đúng như vậy. Việc nghị án có rất nhiều vấn đề phải suy nghĩ, xác định bị cáo có tội hay không có tội. Nếu họ có tội thì căn cứ vào chứng lý nào, không phạm tội thì căn cứ vào chứng lý nào, vì sao lại thế? Sau đó còn phải viết bản án. Không phải trong đầu của người xét xử tuôn ra kiểu định sẵn mà có sự lập luận chặt chẽ.
Bản án của Tòa án sau khi tuyên còn bị Viện kiểm sát, luật sư và những người tham gia tố tụng giám sát. Nếu họ không đồng tình sẽ kháng cáo, kháng nghị bản án. Chính vì thế khi...