Nếu TPP được ký kết, thị trường xuất khẩu Việt Nam sẽ được mở rộng hơn, kéo theo nhiều tác động tích cực khác cho nền kinh tế nước ta
Nếu hiệp định thương mại TPP được ký kết, nước ta sẽ có thêm cơ hội xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm trong các quốc gia có tên trong TPP; thêm cơ hội đầu tư ra nước ngoại; tạo thêm công ăn việc làm cho người dân; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc quá mức vào thị trường Đông Á. Đồng thời, TPP giúp ta có thêm khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và các nước EU.
TPP sẽ có sự tham gia của 12 nước châu Á
Trong lần đàm phán thành công về hiệp định TPP ngày 5-10 vừa qua, Việt Nam hy vọng việc ký kết sẽ diễn ra vào đầu tháng 1 – 2016. Tuy nhiên, cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump đều tỏ ra e ngại với hiệp định này. Riêng Trump thì thể hiện thái độ phản đối quyết liệt hơn. Sự thật này đang làm khó mục tiêu của chính quyền Tổng thống Obama là đạt được sự đồng ý từ Quốc hội Mỹ giữa thời gian bầu cử và nhận chức của tân Tổng thống Mỹ.
Hơn nữa, trong chiến dịch tranh cử của mình, cả 2 ứng cử viên Hillary và Trump đều hứa với cử tri sẽ “mạnh tay hơn Trung Quốc”. Như vậy, nếu TPP không được thông qua thì ít ra Việt Nam sẽ có Mỹ làm đồng minh trong cuộc chiến chống lại những luận điệu sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngược lại, có thể Việt Nam sẽ tiếp tục “cô độc” trong cuộc chiến ấy.
Chính quyền Tổng thống Obama mở ra nhiều hy vọng cho việc ký kết hiệp định TPP nhưng khi Trump lên nắm quyền thì ngược lại. Trump là người phản đối TPP
Khi trở thành thành viên của TPP, bắt buộc bộ máy nhà nước ta phải nâng cao các tiêu chuẩn về minh bạch, chống tham nhũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nó bắt buộc lãnh đạo các cơ quan chức năng thay đổi tư duy quản lý, lấy lợi ích của doanh nghiệp, người dân làm trọng tâm phục vụ. Từ đó, có thể những chính sách an sinh xã hội, môi trường làm ăn trong nước sẽ được cải thiện đáng kể…
Dù TPP sẽ làm tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ đến các nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam, nhưng các thành viên đảng Cộng Hòa (ông Trump làm đại diện) có thể sẽ gây trở ngại lớn cho hiệp định này. Cơ hội tốt nhất cho TPP và tương lai đầy triển vọng của nền kinh tế Việt Nam là dưới thời ông Obama bởi ông công khai ủng hộ nó nhưng đến nay, có vẻ như cơ hội đó sẽ mất đi khi Donald Trump lên nắm quyền. Như vậy, điều này sẽ đại diện cho việc tiếng nói thiểu số sẽ chiến thắng lợi ích quốc gia.
KHÁNH HÒA (Tin8, ảnh minh họa: Internet)