Video về phản ứng của cư dân mạng thế giới trước bi kịch mang tên "Aylan Kurdi" - Nguồn: YouTube/Kenh14
Quá nhiều bi kịch tị nạn
Bi kịch của gia đình Aylan - gia đình cậu bé 3 tuổi chết trôi trên chiếc thuyền định mệnh ấy không phải là trường hợp duy nhất trong bi kịch tị nạn ở Syria. Mỗi ngày có tới 2.000 con người, chủ yếu từ Syria, Sudan và các nước Châu Phi sử dụng các phương tiện thô sơ băng qua Địa Trung Hải để được sống một cuộc sống mới ở Châu Âu.
Khoảng 50 trong số 70 người tị nạn trên chiếc xe đã chết ở biên giới Hungary - Ảnh: Daily Mail
Hiện tại, Lebanon đang là "trạm trung chuyển" của gần 1,2 triệu người Syria đến đây mỗi ngày. Họ mong chờ một chuyến đi khỏi khu vực loạn lạc và nguy hiểm. Để hạn chế tình trạng dân tị nạn và nhập cư ồ ạt này, nhiều nước đã ban hành chính sách "cấm cửa" hoặc lập các rào chắn khu vực biên giới.
Người di cư ồ ạt di chuyển vào mùa hè để tránh thời tiết lạnh giá khi lênh đênh trên biển - Ảnh: Reuters
Sự khốn khổ của người dân tị nạn - Ảnh: Reuters
Không khó để thấy tình trạng hàng trăm, hàng nghìn người ôm theo con nhỏ vật vã tại các đường biên giới mỗi ngày. Thậm chí Hungari còn đang xây dựng hàng rào cao 3,5 mét dọc đường biên giới 175km với Xécbia để ngăn chặn tị nạn, điều mà Thủ tướng Viktor Orban gọi là “mối đe dọa đối với an ninh, thịnh vượng và nhận dạng của châu Âu”.
Hungary dựng một hàng rào dọc biên giới với Serbia nhằm ngăn chặn dòng người di cư - Ảnh: Reuters
Chính phủ châu Âu vẫn thờ ơ
Cảnh sát Hungari bắt một gia đình người Syria tị nạn - Ảnh: Reuters
Trước sự việc đau lòng và chấn động thế giới, chính phủ các nước Châu Âu vẫn tỏ ra vô cùng thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề khủng hoảng tị nạn này. Thậm chí thủ tướng nước Anh còn phát biểu vô cùng lạnh lùng rằng làn sóng dân nhập cư quá lớn tại các nước không có nghĩa là Anh cũng phải "chịu chung" cuộc khủng hoảng.
Điều này đã làm cư dân mạng trên thế giới vô cùng phẫn nộ, bởi một trong các nguyên nhân dẫn đến "bi kịch Aylan Kurdi" chính là do sự vô tâm của các quốc gia Châu Âu, khiến dân tị nạn phải tìm đến những phương thức mạo hiểm nhất.
Cộng đồng mạng lên tiếng bất bình
Trước những phản ứng không được lòng người của chính phủ châu Âu, hàng loạt những đoạn "tweet" phẫn nộ và mỉa mai đã được đăng tải trên mạng xã hội Twitter, nhắm trực tiếp vào các lãnh đạo Châu Âu và sự thờ ơ của họ.
Xin lỗi vì đã chia sẻ điều này, nhưng nước thủ tướng Anh nói rằng không cần giúp dân tị nạn Syria đấy - Ảnh chụp màn hình
Châu Âu ngay lập tức nên giúp những con người đó. Những hình ảnh kia thật đáng hổ thẹn - Ảnh chụp màn hình
Tôi tin rằng thằng bé chỉ biết mang đến niềm vui, nhưng hãy xem thế giới này đã làm gì với nó - Ảnh chụp màn hình
Tình người trôi dạt đấy, thế giới nên khóc đấy. Nhưng mà, họ vẫn chưa đâu - Ảnh chụp màn hình
Sự thờ ơ của những nhà chính trị Pháp trước tình trạng dân tị nạn thật đáng ghê tởm, đáng phẫn nộ - Ảnh chụp màn hình
Một cậu bé 13 tuổi Syria đã phát biểu: "Hãy dập tắt chiến tranh ở Syria, và rồi chúng tôi sẽ không muốn tới Châu Âu nữa. Chỉ vậy mà thôi". Điều này khiến thế giới nhận ra rằng chiến tranh tàn nhẫn là nguyên nhân sâu xa của những thảm họa trên.
Nhiều người dân châu Âu thể hiện thiện chí với người di cư - Ảnh: DPA
Thế giới sẽ làm gì để chấm dứt chiến tranh tại Syria, để không còn cảnh người dân phải chết vì tị nạn? Châu Âu sẽ làm gì trong thời gian sắp tới hay cứ mãi thờ ơ để thế giới phải chứng kiến thêm nhiều thảm họa chết chóc của người tị nạn nữa đây?
MINH TÂM (Tin8, tổng hợp)