Nút giao thông này từng gắn liền với một giai đoạn lịch sử của thành phố - Ảnh: Internet
Giao lộ này là điểm “gặp nhau” của các tuyến đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Trần Thị Nghĩ, Quang Trung, Phạm Ngũ Lão thuộc quận Gò Vấp, TP.HCM. Thời Pháp Thuộc, giao lộ này có tên là ngã 5 Hàng Điệp vì dọc theo 5 tuyến đường này có trồng những hàng điệp cao lớn và rất đẹp. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa, liên quân Pháp - Việt xây dựng trường Quân Khuyển (đào tạo chó phục vụ cho quân đội) nên người dân đổi tên ngã 5 Hàng Điệp thành ngã 5 Chuồng Chó cho gần gũi. Cũng từ đó, tên gọi này “lưu truyền” mãi đến bây giờ.
Kỹ thuật huấn luyện quân khuyển thời Việt Nam Cộng Hòa nhận được nhiều sự hỗ trợ tư Mỹ - Ảnh: Internet
Nói về trường Quân khuyển thời Việt Nam Cộng Hòa, sau vài năm thành lập, trường được nâng cấp thành Trung tâm Huấn luyện và Bổ sung Quân khuyển với diện tích và quy mô lớn. Ban đầu, những chú chó ở đây được chọn để canh gác ở phi trường Đà Nẵng nhưng sau đó lại được “trọng dụng” trong những công việc khác như đi tuần, đánh hơi tìm du kích quân đang ẩn nấp hoặc ngụy trang mà mắt người không phát hiện được. Thậm chí có thời, tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á để sử dụng quân khuyển do Việt Nam Cộng Hòa huấn luyện.
Trong giai đoạn chiến tranh, Quân khuyển được phân chia thành các tiểu đoàn, xét biên chế và cấp thẻ chích ngừa bệnh dại; tham dự những sự kiện diễn hành quân sự như những người lính thực thụ.
Thẻ quân khuyển thời Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Internet
Chiến tranh kết thúc, Trung tâm Huấn luyện và Bổ sung Quân khuyển được trưng dụng làm cơ sở dân sự. Giao lộ Ngã 5 Chuồng Chó cũng được mở thành ngã 6 Gò Vấp ngày nay với nhiều cơ sở thương mại sầm uất.
KHÁNH HÒA (Tin8)