Vì sao bia mộ Võ Tắc Thiên lại để trống?

Ngày đăng: 27/05/2016
8,491 Read
273 Share
Tin8 - Là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, những câu chuyện về tài đức của Võ Tắc Thiên vẫn còn là đề tài gây tranh cãi gay gắt. Bia mộ của bà cũng có nhiều điều bí ẩn chưa tìm được lời giải. Một người đàn bà quyền lực lại không để bất kỳ “dấu tích” gì của cuộc đời mình trên tấm bia.

càn lăng

Đường vào Càn Lăng - Ảnh: Internet

Mộ phần của Võ Tắc Thiên nằm trong khuôn viên Càn Lăng. Hiện nay, khu này chỉ còn lại một ít lăng mộ còn nguyên vẹn. Càn Lăng nằm trên núi Lương Sơn. Quan sát từ xa, khu lăng mộ trải dài cả dãy núi giống người đàn bà đang nằm ngủ.

Càn Lăng xây dựng trong 30 năm mới hoàn thành, bắt đầu từ năm 638. Lối vào được bố trí 103 tượng đá, trong đó có 61 tượng biểu trương cho các bộ tộc ở Trung Hoa nhưng đều bị mất đầu bởi những nhát chém. Đến nay, sử sách vẫn chưa có giải thích nào thuyết phục cho những tượng mất đầu này.

Võ Tắc Thiên băng hà vào tháng 11 năm 705. Bà được chôn cất cùng chỗ với Đường Cao Tông (con trai của Đường Thái Tông và cũng là người chồng thứ 2 của bà). Mộ phần của bà bao gồm một tấm bia cao 7,5m, nặng gần 100 tấn; 8 đầu rồng quấn vào nhau; hai bên thân bia khắc hai con đường, mỗi con đường có một con tuấn mã và một con sư tử. Nếu tấm bia trước lăng mộ Đường Cao Tông có những dòng chữ màu vàng óng ánh ca ngợi công đức thì bia của Võ Tắc Thiên lại để trống, chỉ ghi mỗi dòng chữ “Hoàng hậu đời Đường” bằng Hán tự.

Sự khác biệt này vẫn con là đề tài tranh cãi của các nhà sử học. Các ý kiến tập trung ở hai hướng suy luận.

tượng không đầu

Tượng không đầu bí ẩn trong khuôn viên Càn Lăng - Ảnh: Internet

Thứ nhất, người ta cho rằng Võ Tắc Thiên tự biết mình là kẻ cướp ngôi, thay đổi bộ máy quyền lực, tội ác tày trời, không có công trạng gì cho đất nước nên thà để bia mộ trống còn hơn là ghi lên đó để người đời sau phỉ báng, cười nhạo.

Tuy nhiên, luồng suy luận thứ hai lại cho rằng trong suốt 21 năm trị vị đất nước, Võ Tắc Thiên đã có nhiều đóng góp cho sự hưng thịnh của nước nhà. Cụ thể, bà giúp đỡ kẻ yếu chống lại cường hào, phát triển khoa cử, khuyến khích nông nghiệp trồng dâu nuôi tằm và đạt được nhiều thành tự to lớn đến nỗi bia mộ không có đủ chỗ ghi công nên mới để bia trống như một cách khác biệt thể hiện công trạng lớn lao của mình.

Nhà sử học Phạm Văn Lan từng viết trong cuốn sách Giản biên lịch sử Trung Quốc rằng: “Võ Tắc Thiên là một chính trị gia vừa mạnh mẽ, vừa tháo vát”. Bà tham gia công việc triều chính từ năm 660, đứng sau hoàng đế Đường Cao Tông nhưng với sự cai trị của bà, các thế lực tham quan bấy giờ không hoành hành, sách nhiễu dân chúng và không gây ra loạn lạc vì tranh ngôi đoạt vị nữa. Đất nước thời Võ Tắc Thiên thịnh vượng, thái bình.

bia mộ võ tắc thiên

Bia vô tự (không chữ) của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên - Ảnh: Internet

Năm 1960, tác phẩm kịch lịch sử “Võ Tắc Thiên” của Quách Mạt Nhược nói về công trạng của nữ Hoàng đế duy nhất này đã gây nên làn sóng tranh cãi lớn trong giới sử học. Một số học giả cho rằng “từ Đường Trung Tông, Lục Chí, Lý Giáng đến Tống Hồng Mại, Thanh Triệu Dực đều rất tôn trọng Võ Tắc Thiên và đánh giá cao về bà”, “Đường Thái Tông là người gây dựng nên nhà Đường còn Võ Tắc Thiên là người củng cố và phát triển trên cơ sở đó, không có Võ Tắc Thiên trong 50 năm thì sẽ không có được “Khai Nguyên thịnh thế” của Đường Huyền Tông, Võ Tắc Thiên có vai trò lớn trong lịch sử đời Đường nhưng bà cũng phạm phải sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là trong những năm cai trị cuối cùng khiến triều đình mục nát”.  Có lẽ vì công và tội ngang nhau nên có nhà sử học nhận định rằng “Võ Tắc Thiên là người thông minh, không viết gì lên bia mộ, để người sau tự phán xét, đó chính là cách tốt nhất".

KHÁNH HÒA (Tin8)

8,491 Read
273 Share
(206)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang