Xăng làm từ phân người là "nỗ lực" của nhóm chuyên gia thuộc trường ĐH California đóng góp vào việc ngăn chặn biến đổi khí hậu của nhân loại - Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh xu hướng trọng dụng những loại nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường, thế giới còn đang hướng tới mục tiêu tái chế nhiên liệu từ các loại chất thải. Từ đó, nhóm chuyên gia thuộc ĐH California - Mỹ đã lên ý tưởng phát triển loại nhiên liệu xăng từ phân người và động vật.
Theo ông Wemick - Thạc sỹ dự bị của ĐH California thì chỉ cần nhóm chuyên gia này tìm cách chỉnh sửa lại Bacillus subtilis- tên khoa học là trực khuẩn cỏ khô có trong các loại chất thải hữu cơ thì sẽ phá vỡ cấu trúc protein đang tồn tại trong chất thải về dạng cồn sinh học và amoniac. Nhóm nghiên cứu đang thực hiện việc này ở nhiều dạng chất thải như phân bón, nước thải, thực vật và cả khí CO2 do con người thở ra.
Theo Wemick, mỗi năm con người và động vật thải ra môi trường hàng tỷ tấn phân. Nếu nhóm chuyên gia này nghiên cứu thành công cách tái chế phân thành xăng sinh học thì chúng ta có thể loại trừ những loại nhiên liệu hóa thạch không có lợi cho môi trường sống của con người.
Nếu nghiên cứu này ứng dụng thành công vào đời sống thì cả con người và môi trường sẽ trút bỏ được gánh nặng làm thế nào để xử lý hiệu quả hảng tỷ tấn phân thải ra mỗi năm - Ảnh minh họa: Internet
Hiện nay, xăng và dầu diesel đang là những loại nhiên liệu “thống trị” thị trường. Dù chúng sản sinh mức nhiên liệu rất lớn nhưng lại dễ gây cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, các loại xăng sinh học vẫn chưa đủ sức thay thế những loại nhiên liệu mà cả thế giới đang dùng. Nguyên nhân là xăng sinh học không đủ sức sinh ra nhiệt lượng đáp ứng nhu cầu của người dùng và thành phần quá khác biệt, ảnh hưởng tới tâm lý lựa chọn của người tiêu dùng.
Nhóm nghiên cứu của Wemick cho rằng loại xăng mới từ phân người sẽ giải quyết được những vấn đề này. Bởi nhiên liệu này có thể tạo ra mức năng lượng dày đặc, tương đương với loại xăng đang sử dụng phổ biến trên thị trường. Đương nhiên, xăng từ phân người cũng đáp ứng đúng, đủ những tiêu chí thân thiện với môi trường.
Nếu nghiên cứu này được ứng dụng thành công trong cuộc sống thì con người có thể gạt bỏ nỗi lo dọn dẹp hàng tỷ tấn phân thải ra mỗi năm. Đồng thời, môi trường thiên nhiên không còn phải chịu áp lực “đón nhận” một lượng lớn các chất thải độc hại do người và động vật thải ra.
KHÁNH HÒA (Tin8)