Hai tháng chuyển giao quyền lực
Như thường lệ, vào ngày 20 tháng 1 mỗi bốn năm một lần, các tổng thống kế nhiệm sẽ tuyên thệ để bắt đầu nhiệm kì của mình. Và sắp tới đây, Donald Trump sẽ chính thức làm lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ. Trước thời điểm này, tỷ phú Mỹ cũng như gia đình cùng đội ngũ nhân viên không thể tiếp cận các tài sản hay văn phòng làm việc do chính quyền liên bang quản lý (ngoại trừ những khu vực phục vụ chuyển giao quyền lực được Cơ quan Quản lý các Dịch vụ chung cung cấp), theo Guardian.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp riêng kéo dài 90 phút với ông Trump hôm 10/11 ở Nhà Trắng. Ông cho biết hai người đã thảo luận về chính sách trong nước, ngoại giao và các phương thức để bảo đảm quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ.
Thời gian chuyển giao quyền lực từ nay đến 20/1/2017 được cho là tương đối dài. Tuy nhiên, trước đây quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống còn lâu hơn thế.
Ông Donald Trump và người tiền nhiệm, tổng thống Obama
Ông Donald Trump bắt đầu bận rộn
Tất nhiên chính quyền tổng thống đắc cử thường có một số khác biệt nhất định so với chính quyền tiền nhiệm. Tuy nhiên, ông Trump phải có nghĩa vụ công bố về lựa chọn nội các trong quá trình chuyển giao quyền lực và Thượng viện mới (xác lập từ ngày 3/1) cần tổ chức các phiên điều trần trước ngày tổng thống nhậm chức nhằm giúp quá trình chuyển giao các vị trí quan trọng diễn ra liền mạch. Bộ máy của tổng thống đắc cử cũng dành thời gian cân nhắc những ứng viên tiềm năng để bổ nhiệm vào nội các.
Ước tính có khoảng 4.000 vị trí trong nhánh hành pháp cần được bổ nhiệm người thay thế, trong đó 1.200 vị trí cấp cao (không bao gồm các thẩm phán liên bang) đòi hỏi Thượng viện phải phê chuẩn. Thông thường, mất từ 6 đến tháng 9 tháng để thay thế tất cả các vị trí cần Thượng viện chấp nhận và mất trên một năm để hoàn thiện các vị trí tầm trung không cần Thượng viện phê chuẩn.
Được biết chủ tịch ban chuyển giao quyền lực của ông Trump trước đây là Thống đốc bang New Jersey Chris Christie. Tuy nhiên, ông Trump quyết định cử Phó tổng thống đắc cử Mike Pence thay thế vị trí này. Ông Christie chuyển xuống làm phó chủ tịch ban chuyển giao quyền lực. Ngoài ra, danh sách thành viên ban chuyển giao quyền lực còn có các cựu quan chức chính quyền như cựu hạ nghị sĩ Mike Rogers, trung tướng lục quân về hưu Joseph Keith Kellogg, bộ trưởng tư pháp dưới thời tổng thống Ronald Reagan, ông Ed Meese, giám đốc văn phòng quản lý nhân sự dưới thời tổng thống George W. Bush, ông Kay Coles James... Theo CNN, ban chuyển giao quyền lực của ông Trump có quy mô nhỏ hơn so với các ban chuyển giao quyền lực trong những kỳ bầu cử tổng thống gần đây.
Nội các sẽ có nhiểu thay đổi
Theo Telegraph, công việc của ông sẽ bao gồm hoàn thiện các chương trình nghị sự quan trọng cho 100 ngày làm việc đầu tiên, nhận vô số các bản báo cáo tóm tắt về chính sách và lựa chọn các thành viên chủ chốt của chính quyền sắp tới.
Việc đề cử nội các của tổng thống tân cử thường bắt đầu trong vòng vài tuần kể từ ngày bầu cử. Ví dụ, Tổng thống Barack Obama đã chính thức công bố bà Hillary Clinton làm ứng viên cho vị trí ngoại trưởng vào ngày 1/12/2008.
Những người được đề cử sẽ được Thượng viện xác nhận và tuyên thệ nhậm chức sau lễ nhậm chức của tân tổng thống.
Ông Obama cũng không hề rãnh rỗi
Ông Obama sẽ ở lại trong phòng Bầu dục sau ngày bầu cử và có 73 ngày để hoàn thành danh sách những việc cần làm khi còn là tổng thống. Truyền thông cho rằng ông có thể sẽ cố gắng thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hoàn thành việc đóng cửa nhà tù Vịnh Guantanamo. Thượng viện cũng sẽ đưa ra quyết định về Merrick Garland, người mà ông Obama đề cử cho Tòa án tối cao vào tháng 3.
Từ giờ cho đến lúc đó, quãng thời gian hơn 2 tháng này sẽ là một khoảng trống đáng sợ với nước Mỹ. Ở Syria hay bất cứ nơi nào khác, người ta có thể lợi dụng sự bất ổn về thể chế của giai đoạn này, khi Barack Obama không có quyền điều hành hoàn toàn hợp pháp, còn Donald Trump vẫn chưa chính thức có quyền can thiệp vào công việc của chính phủ.
NGÂN LÊ (Tin8, Ảnh: Internet)