
Một sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ mang theo chiếc vali hạt nhân lên chuyên cơ Không lực Một của Tổng thống Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Theo Bussiness Insider, những thông tin trên được viết trong cuốn tự truyện “Không do dự: Cuộc phiêu lưu của một chiến binh Mỹ” xuất bản năm 2010 của ông Hugh Shelton, cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ giai đoạn 1997-2001.
Câu chuyện được gợi lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sở hữu “nút bấm hạt nhân” trên bàn làm việc. Cuốn sách cho biết, quy trình phóng hạt nhân không đơn thuần là bấm một nút.
“Tất cả các bước phụ thuộc vào một yếu tố tối quan trọng mà không có nó không thể phóng hạt nhân”, cuốn sách giải thích. Yếu tố mà cuốn sách đề cập đến đó là thẻ ghi mã phóng hạt nhân hay còn gọi là “bánh quy” được cất trong một chiếc vali màu đen gọi là “Quả bóng”.
Chiếc vali hạt nhân sẽ do một trong 5 trợ lý quân sự thân cận của tổng thống mang theo bên cạnh mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiên, ông Shelton cho biết, một sự cố bi hài đã xảy ra. Vào năm 2000, một thành viên thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm về quy trình phóng hạt nhân được cử đến Lầu Năm Góc để kiểm tra định kỳ mã phóng này. Việc kiểm tra này được tiến hành định kỳ hàng tháng và mã phóng hạt nhân sẽ được thay đổi 4 tháng/lần.
Lúc này một trợ lý quân sự của Tổng thống Bill Clinton nói với quan chức kia rằng, ông Clinton vẫn giữ mã phóng nhưng đang trong một cuộc họp quan trọng không thể cắt ngang. Viên trợ lý này khẳng định Tổng thống Clinton giữ mã phóng rất nghiêm ngặt và luôn có trợ lý theo sát. Mặc dù hoài nghi, nhưng cuối cùng quan chức Nhà Trắng cũng chấp nhận lý do và rời đi.
Một tháng sau, trong lần kiểm tra định kỳ tiếp theo, viên trợ lý nói trên nghỉ phép, một trợ lý khác thay thế cũng nói với quan chức Lầu Năm Góc rằng Tổng thống rất bận và khẳng định mã phóng vẫn đảm bảo an toàn.
“Câu chuyện bi hài cứ thế xảy ra mà tôi tin rằng bản thân Tổng thống Clinton khi đó cũng không biết cho...