Sau một giờ nghị án, HĐXX cho rằng, vụ thảm án xảy ra do Dương thù bà Nga (vợ ông Mỹ) ngăn cản tình cảm của Dương và Linh (con gái bà Nga, ông Mỹ). Để thực hiện mưu đồ giết hại nhà bà Nga, Dương đã lên kế hoạch rất kỹ đồng thời lôi kéo Tiến và Thoại tham gia vào âm mưu của mình. Lời khai nhận của các bị cáo phù hợp với hồ sơ bản án. Dương là kẻ chủ mưu và là hung thủ tận tay giết chết 6 mạng người tại nhà ông Mỹ.
Chủ tọa phiên tòa nhận định Dương và Tiến "Cùng lúc các bị cáo giết 6 người trong gia đình nạn nhân, trong đó có các trẻ em... gây đau thương mất mát không gì có thể bù đắp được. Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, phạm nhiều tình tiết tăng nặng như: giết nhiều người, giết trẻ em, giết để thực hiện một tội danh khác, mang tính chất man rợ, côn đồ, đê hèn". Dương đã quyết tâm thực hiện hành vi man rợ đến cùng, mất hết tính người. Còn Tiến tuy có can ngăn nhưng khi nghe Dương nói "lỡ rồi" thì lại tiếp tục tích cực giúp sức cho Dương. Từ đó, tòa tuyên phạt Dương và Tiến mức án tử hình về các tội giết người và cướp tài sản. Riêng Thoại, lĩnh 13 năm tù về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản; tổng hợp hình phạt là 16 năm. Ngoài ra, HĐXX cũng buộc các bị cáo liên đới bồi thường cho gia đình bị hại 480 triệu đồng.
Nguyễn Hải Dương đang chờ nghe tòa tuyên án - Ảnh: VNE
Khi được tòa cho nói lời sau cùng, Dương lên tiếng xin lỗi gia đình nạn nhân và những người thân của mình. Sau đó, Y xin tòa giảm án cho Tiến vì " Tiến hành động là bị dụ dỗ, ép buộc và lúc đó không thể thoát khỏi hiện trường được."
Đến phần mình, giọng Tiến run rẩy xin lỗi gia đình bị hại còn Thoại thì mong HĐXX xem xét giảm nhẹ mức án cho mình.
Nét mặt của Dương không làm cho những người tham dự phiên tòa cảm thấy hắn đã ăn năn - Ảnh: VNE
Phản hồi quan điểm của các luật sư bào chữa, Viện trưởng VKSND Bình Phước Lê Đức Xuân cho biết vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội bị cáo đã đưa ra trước đó. Theo ông, pháp luật không có quy định nào nói rằng "không giết bé gái hoặc không giết thêm một người nữa là tình tiết giảm nhẹ."
Về chi tiết cho rằng Thoại không phải là "đồng phạm tội giết người" với Dương, công tố biên khẳng định việc này đã làm rõ tại tòa và bị cáo cũng đã thừa nhận. Bên cạnh đó, hành vi của bị cáo là phạm tội chưa đạt chứ không phải là nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội như luật sư bào chữa đã nói. Vị công tố còn nói thêm "Pháp luật quy định hành vi chấm dứt nửa chừng là tự ý không thực hiện tội phạm nữa và can ngăn người khác không thực hiện. Nhưng sau đó Thoại vẫn mua dao cho Dương".
Với bị cáoTiến, tuy người nhà bị cáo là người có công với cách mạng nhưng không thuộc đối tượng được xem xét là tình tiết giảm nhẹ. Vì thế, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội trong sự đồng thuận của người dân tham dự phiên tòa.
Những giọt nước mắt của Tiến tại phiên tòa - Ảnh: VNE
Phát biểu sau khi nghe VKS đề nghị mức án, các luật sư bào chữa cho 3 bị cáo đồng ý với những tội danh mà thân chủ mình bị truy tố. Tuy nhiên, luật sư Hoàng Kim Vinh bào chữa cho Tiến nêu lên những tình tiết giảm nhẹ cho y. Ông nói Tiến bị Dương đưa vào tình thế bị động. Vì nhận thức hạn chế, tính tình thiếu bản lĩnh nên Tiến bị Dương dụ dỗ "đi lấy tiền nợ" nhiều lần.
Trong thời gian bị tạm giam, Tiến nhiều lần khóc vì nhớ đến những tình tiết trong lúc xảy ra thảm án. "Bị cáo không biết làm gì để cứu bản thân khỏi những tội lỗi. Bị cáo khóc vì chưa báo hiếu được gì cho cha mẹ mà đã gây ra nỗi đau lớn cho người thân", luật sư thuật lại lời Tiến và mong HĐXX xem xét cho thân chủ được hưởng mức án chung thân.
Công tố viên đọc bản cáo buộc tại tòa - Ảnh: VnExpress
Theo quan điểm của VKS, Dương là kẻ chủ mưu, Tiến là kẻ đồng phạm tích cực. Hành vi siết cổ của Tiến có thể làm chết nạn nhân chứ không cần đến lúc Dương phải ra tay. Đối với Thoại, dù đã biết rõ âm mưu và kế hoạch của Dương nhưng không tố giác nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, VKS đề nghị tòa xử phạt Dương và Tiến án tử hình về tội Giết người. Về tội Cướp tài sản, Dương bị đề nghị 8 năm, Tiến 5 năm. Thoại bị đề nghị 13-14 năm tù về tội Giết người, 3-4 năm tội Cướp tài sản.
Từ trái sang Vũ Văn Tiến, Nguyễn Hải Dương, Trần Đình Thoại . Ảnh: Phước Tuấn
Bị cáo Nguyễn Hải Dương không hề né tránh các câu hỏi của cơ quan tố tụng - Ảnh: VnExpress
Trước tòa, Dương vẫn một mực khẳng định mình giết người vì hận tình chứ không phải vì mục đích cướp tài sản. Việc gặn hỏi nơi cất giấu tiền sau khi đã khống chế nạn nhân chỉ vì muốn có cái "đền ơn" cho Tiến đã giúp mình thực hiện âm mưu. Theo Dương, Tiến là người trầm tính, ít nói nên hắn nghĩ Tiến có thể "đồng hành" cùng mình khi Thoại từ chối. Dù Tiến có can ngăn ngay từ lúc giết bé Vỹ nhưng Dương vẫn ra tay sát hại để bịt đầu mối.
Về phần Tiến, y cho biết mình giúp Dương khống chế nạn nhân để Dương tìm ra chỗ cất tiền chứ không phải để giết nạn nhân. Tiến đã thể hiện sự ăn năn của mình khi nói "Gia đình nạ nhân chết rất oan uổng. Bị cáo bị Dương dụ dỗ nên nếu phải nhận mức án cao nhất thì bị cáo chỉ thấy ức chứ không thấy oan"
Luật sư bảo vệ gia đình ông Mỹ hỏi Dương: "Chỉ vì bị ngăn cấm chuyện tình yêu mà bị cáo ra tay giết cả nhà nạn nhân. Bị cáo có còn lương tâm không". Dương nói: "Bị cáo còn lương tâm mới không giết bé Na". Câu trả lời này khiến hàng nghìn người dự khán ồ lên phản đối.
Nỗi đâu không có gì bù đắp nổi cho gia đình nạn nhân - Ảnh: Zing
Trước khi nghỉ trưa, Tòa mời ông Nguyễn Lê Hưng - đại diện phía bị hại để hỏi ý kiến về những tình tiết trong phiên xử buổi sáng. Ông Hưng cho biết gia đình đồng ý với lời khai của các bị cáo nhưng yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành làm rõ lại lời khai của Trinh (dì Dương). Vì theo ông, việc bà Trinh không biết hành vi phạm tội và cất giấu hung khí của Dương trong nhà trọ Trinh là "không hợp lý".
Khi tòa hỏi về yêu cầu bồi thương, gương mặt ông Hưng vô hồn nói "Nỗi đau, mất mát này của gia đình tôi không có gì có thể bù đắp được". Tuy nhiên, gia đình cũng yêu cầu hung thủ bồi thường tượng trưng 480 triệu đồng. Tức mỗi nạn nhân được bồi thường 80 triệu đồng.
Chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ trọng án ở Bình Phước là ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến là hai luật sư Hoàng Kim Vinh và Lê Văn Nam (Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước). Về phần bị can Trần Đình Thoại, gia đình mời hai luật sư Phạm Quốc Hưng và Nguyễn Quốc Anh (Đoàn luật sư TP.HCM) bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Dương, Tiến và Thoại bị xét xử 2 tội danh: “Giết người” theo Điều 93 Bộ luật Hình sự, “cướp tài sản” theo Điều 133 Bộ luật Hình sự, và bị truy tố ở khung cao nhất - tử hình.
11h10: Bị cáo Dương trở lại vành móng ngựa thế chỗ cho bị cáo Thoại....
11h: Thoại đồng ý với truy tố tội đồng phạm trong vị thảm sát ở Bình Phước.
10h57: Bị cáo Thoại xác nhận lý do không tham gia vụ giết người với Dương là do lúc đó bà ngoại của bị cáo đang bệnh. Tuy nhiên sau đó Thoại không về quê thăm ngoại mà vẫn ở lại Bình Phước.
10h50: Đứng trước vành móng ngựa, Thoại trả lời ranh mạch các câu hỏi của HĐXX. Theo đó, sau khi Dương thực hiện xong hành vi giết người nhà ông Mỹ, Dương gọi điện cho Thoại rồi hai người cùng về Hooc Môn. Theo Thoại, vì kế hoạch của Dương không đúng như mong đợi nên Dương nhờ Thoại mua giúp mình con dao Thái Lan. Thoại nói vì không muốn đi với Dương nữa nên đã đồng ý mua dao cho Dương.
Bị cáo Thoại trước vành móng ngựa
10h39: Toà thẩm vấn bị cáo Thoại. Theo bị cáo, Dương đề xuất và nhờ Thoại mua giúp con dao thái.
10h37: Trả lời câu hỏi về việc sát hại bà Nga, Tiến khai Dương chính là người siết cổ làm bà Nga bất tỉnh rồi tiếp tục dùng gối đè lên người và lấy dao đâm vào cổ bà Nga. Đứng bên cạnh Dương, bị cáo rất lo sợ nhưng không biết phải làm sai. "Nếu không làm theo Dương bị cáo sợ mình sẽ bị xử luôn" - Tiến nói.
Chủ tọa phản bác "Cả hai để có hình thể như nhau. Bị cáo có rất nhiều cơ hội để bỏ chạy mà?". Tiến im lặng trước lời phản bác này.
Tiếp đó, Tiến nói lúc sát hại bà Nga xong, Tiến muốn đi về nhưng khi nói ra thì Dương cầm dao nhìn chằm chằm. Tiến sợ quá nên tiếp tục cùng Dương đi khống chế và sát hại những nạn nhân còn lại.
Tòa nói "Khi bị cáo thấy ông Mỹ chưa bất tỉnh, bị cáo bảo Dương chích lại để trói. Rõ ràng đó là hành vi cố tình giết chết ông Mỹ".
10h32: Tiến kể lại quá trình siết cổ nạn nhân Quốc Anh. Sau 2 phút bị ngộp, Quốc Anh bất tỉnh thì Dương dùng dao đâm nạn nhân. "Lúc này bị cáo rất sợ nhưng lại bị Dương khống chế tinh thần. Dương cầm dao chỉ thẳng vào mặt bị cáo".
10h25: Tiến khai thêm, khi sát hại đến Linh, Tiến trực tiếp ra tay. Còn bị cáo chỉ hỗ trợ khống chế và vào nhà tắm lấy cái bông tắm mang ra cho Tiến.
10h10: Toàn thẩm vấn bị cáo Tiến. Bị cáo này thừa nhận lời khai của Dương là đúng. Chủ tọa hỏi "Vì sao bị cáo đã muốn bỏ về khi thấy Dương đâm Vỹ nhưng lại không về?" Tiến nói "Thấy Dương đang cầm dao, bị cáo sợ Dương sẽ đâm luôn minh".
Tiến nhận ra những hung khí súng ngắn, dao...tòa trưng ra trong phiên xử.
Hung khí gây án trưng trước tòa
Bị cáo Vũ Văn Tiến trả lời những câu hỏi của tòa - Ảnh: Internet
Hàng nghìn người im lặng nge Dương thừa nhận tội ác. Thỉnh thoảng, người ta nghe thấy những tiếng thở dài và ánh mắt thương cảm nhìn về phía người nhà nạn nhân đang nức nở.
Dương khai, sau khi giết bé Vỹ ở cổng vào, Dương cùng Tiến tiến vô phía trong ngôi nhà. Cả hai dùng súng khống chế vợ chồng và con ông Vỹ, trói nạn nhân lại rồi gặn hỏi nơi giấu tiền. Sau đó, Dương lần lượt dùng dao đâm chết từng người.
Vị chủ tòa hỏi lại "Bị cáo giết cả 6 người trong gia đình nạn nhân". Dương đáp "Đúng!"
Dương khá bình tĩnh khi trả lời thẩm vấn.
Gia đình nạn nhân phẫn nộ, có người ngất lịm khi cáo trạng được công bố - Ảnh: Internet
Nguyễn Hải Dương - Chủ mưu vụ thảm sát
Phiên xét xử thu hút sự quan tâm của khoảng 4000 người dân ở Bình Phước và các tỉnh lân cận
KHÁNH HÒA (Tin8)