Bác sĩ chẩn đoán thành viêm tai giữa cấp
Ngày 19-8, một tài khoản Facebook có tên Duy Diep Ngoc đã đăng tải dòng trạng thái kể về chính chuyện đứa con của mình bị rết chui vào tai. Chỉ sau vài ngày, bài viết đã có hàng trăm lượt “like” và gần 4000 lượt chia sẻ.
Bài viết trên Facebook của chị Duy Diep Ngoc chỉ sau vài ngày đã có gần 4000 lượt chia sẻ - Ảnh: Chụp từ màn hình
Nguyên văn bài viết của chị Duy Diep Ngoc như sau:
“Chiều nay bé An 5t nhà mình bị côn trùng bò vào tai trong lúc ngồi xem ti vi, dựa vào tường. Bé khóc thét, nhảy dựng, tay ôm lỗ tai. Mẹ ơi con gì bò vào ai con đau quá! Mình lật đật chạy đến xem thì thấy tai bé đỏ lên. Không chần chừ, đưa bé đến Bác sĩ nhi gần nhà nhất. Bằng nghiệp vụ, BS dùng dụng cụ soi nhưng không thấy gì hết ngoài ráy tai. BS hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý để có thể làm chết côn trùng. 2 chai nước muối với thao tác đổ và nghiêng ra. Kết quả bé An vẫn khóc thét và nhảy dựng…”
Sau đó, chị lại đưa con đến Bệnh viên Nhi đồng 1 (Tp. HCM) – nơi mà chị thực sự tin tưởng nhất. “Gặp BS mình kể lại chuyện. BS dùng dụng cụ soi vào tai rồi nói ngay: Không thấy con gì hết mà bé bị viêm tai giữa cấp, ngồi rồi kê đơn. Mình do dự, băn khoăn và cố nói thêm: không đâu BS ơi. Bé con nhà em bị đau dữ dội, từng cơn và bé nói con gì bò vào tai. BS nó tiếp: Viêm tai giữa đau lắm, đau như vậy đó kéo dài 2 – 3 ngày mới hết.”
Tuy nhiên khi về đến nhà, mẹ bé An đã dùng bóng đèn soi vào tai bé và dùng móc tai kéo ra được một con rết đang sống dài khoảng 2cm.
Con rết dài khoảng 2cm được mẹ khều lấy từ tai bé An - Ảnh: Facebook
Sai sót, nhầm lẫn hay tắc trách?
BS Phan Nguyên (Bệnh viện Nhi đồng 1) đã trực tiếp khám cho bé An. Sau vụ việc, ông đã lên tiếng nhận sai sót và cam kết rút kinh nghiệm.
Kết quả chẩn đoán viêm tai giữa cấp của BS Phan Nguyên - Ảnh chụp màn hình
Theo như lời phân tích chuyên môn của BS Hoàng Sơn - Trưởng khoa tai mũi họng (BV Nhi đồng 1) thì có thể do màu sắc của rết trùng với màu ráy tai, nếu bác sĩ không tinh ý hoặc kiểm tra không kĩ sẽ khó mà phát hiện. Như vậy, phải chăng BS đang biện minh cho sự sai sót của đồng nghiệp, viện cớ đổ lỗi cho màu của rết giống ráy tai?
BS Phan Nguyên đã có 7 năm kinh nghiệm. Vì thế, thật khó có thể chấp nhận khi ông không phân biệt được màu của ráy tai và rết!
Nhiều người mất lòng tin
Hàng loạt những bình luận dưới bài viết tỏ ra nghi ngờ trình độ chuyên môn của bác sĩ ngày nay: “Chúc mừng Duy ơi! Thật khủng khiếp nếu không có cái tâm của người mẹ! Giờ nói gì về bác sĩ nhỉ???”, “Ghê quá! Giờ đến bệnh viện mà không tin nổi bác sĩ thì tin ai? Ôi bác sĩ ngày nay!”.
Nhiều người đã mất lòng tin đối với BS - Ảnh: Chụp từ facebook nhân vật
Chị Ngọc cho biết bản thân mình cũng rất tin tưởng các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng 1. Chị viết: “Mình có bạn làm BS, bạn tư vấn: Con của bạn có vấn đề gì, cứ đưa vào BV Nhi đồng, đó là nơi yên tâm và tốt nhất! Và từ lúc có con đến giờ, BV Nhi đồng là nơi mình gửi gắm niềm tin”. Sau sự việc này, có lẽ chị sẽ không còn tin tưởng vào niềm tin trước đây của chính mình nữa.
Đây là bài học cảnh báo bậc phụ huynh nên học cách bảo vệ con mình để tránh khỏi những trường hợp đáng tiếc như trên. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bác sĩ nên cẩn thận hơn trong quá trình khám chữa bệnh.
Từ Minh (tin8)