Tăng quyền, lợi ích cho phụ nữ nông thôn

Ngày đăng: 08/03/2018
3,992 Read
234 Share
 Hơn 1/2 dân số là phụ nữ; số lao động nữ chiếm gần một nửa tổng số lao động của Việt Nam. Phần đông trong số họ đều phải cùng lúc đảm nhận nhiều nhiệm vụ: Làm vợ, làm mẹ, làm kinh tế. Dù gần đây, Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã cố gắng nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ nông thôn, nhưng điều này là không hề đơn giản…

Đang tất bật lo cho con tới trường, lại phải chạy vạy xin mạ cấy dặm mấy sào ruộng bị chết, nhưng chị Nguyễn Thị Na (ở Hoằng Đồng, Hoằng Hoá, Thanh Hoá) vẫn chăm nom cửa hàng làm tóc tại nhà.

Tăng quyền, lợi ích cho phụ nữ nông thôn - Hình 1

Phụ nữ nông thôn cần được hỗ trợ để tiếp cận những quyền cơ bản như việc làm, chăm sóc sức khoẻ và quyền sở hữu đất đai. Ảnh: Minh Nguyệt

Chị Na cho biết, chồng chị mất sớm, chị một mình nuôi con, lúc trước đi làm công nhân giày da ở Khu công nghiệp Hoằng Long, thế nhưng công việc không đều, lương thấp nên chị nghỉ việc. “Mình thất nghiệp 5 tháng thì đi học làm tóc. Vừa học nghề vừa làm ruộng lấy gạo nuôi con ăn học, nhiều lúc cực quá, tiền không có, vay nợ còn không được. Chị em ở quê như mình có muốn học nghề cũng khó khăn vì không tiếp cận được chương trình dạy nghề miễn phí” – chị Lan nói. Cũng may chị Lan được người quen giới thiệu cho đi học nghề làm tóc. Sau 5 tháng học nghề, giờ thì chị đã tự làm nghề, mở quán cắt tóc gội đầu tại nhà, thu nhập cũng đủ sinh hoạt và nuôi con ăn học. Mặc dù vậy, nhưng giờ muốn mở rộng kinh doanh, đầu tư thêm máy móc thì không thể vay được vốn ngân hàng vì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay khó.

Bà Nguyễn Thị Dịu Hồng – chuyên gia bình đẳng giới, Bộ LĐTBXH cho biết: “Cần nâng cao quyền tiếp cận cho phụ nữ bao gồm rất nhiều quyền như quyền được giáo dục, học nghề, quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, quyền tiếp cận việc làm, tiếp cận đất đai, quyền được hưởng thụ, được yêu thương… Để phụ nữ tiếp cận được quyền này, việc trước tiên cần truyền thông thay đổi nhận thức của nam giới, người làm chồng, làm cha. Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi nhận thức của chính những người phụ nữ để họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia, bảo đảm các quyền của bản thân”.

Không chỉ khó khăn trong lĩnh vực phát triển kinh tế, những phụ nữ như chị Na còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần. “Sống ở quê, nhiều khi có muốn đi du lịch cũng khó vì mình không có tiền, cũng không có thông tin. Quanh năm chỉ quanh quẩn ở quê nhà, thêm vào đó, có đau ốm mình cũng chẳng dám khám nhiều vì không có bảo hiểm y tế, muốn đi khám nhưng không có tiền. Chị em làm nông nghiệp chúng mình kể cả có đẻ con cũng tự chăm sóc, đẻ xong vài tuần thì đi làm, đâu được nghỉ thai sản, được hưởng lương, quyền lợi gì đâu” – chị Na tâm sự.

Khó khăn của chị Na cũng là khó khăn chung của phụ nữ nông thôn ở nhiều địa phương trong cả nước.

Trước đó, một nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐTBXH) trong năm 2017 cũng đã cho thấy, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam làm việc ở lĩnh vực lao động phi chính thức khá cao, chiếm tới hơn 60% tổng số lao động nữ. Phần đông trong số họ làm việc trong gia đình, nhận công việc giản đơn, hơn 43% lao động nữ làm công việc nông nghiệp. Chính vì vậy thu nhập của họ thấp, môi trường lao động cũng không được đảm bảo.

Ông Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội – cho rằng: “Lao động nữ đang chịu khá nhiều thiệt thòi, bởi cùng lúc họ phải đảm nhận nhiều trọng trách: Vừa sinh con, nuôi dưỡng con, vừa làm kinh tế, thu vén nội trợ. Thêm vào đó, quá trình làm việc cũng gặp nhiều khó khăn hơn do bị coi thường, đánh giá thấp. Mức lương cơ bản của phụ nữ làm công việc tự do bao...

3,992 Read
234 Share
(398)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang