Tại sao hàng chục ngàn thí sinh THPT lại bị điểm liệt môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ

Ngày đăng: 28/07/2015
5,028 Read
205 Share
Bộ GD-ĐT vừa công bố đồ họa về kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2015. Bản vẽ cho thấy có tới 40.000 thí sinh bị điểm liệt môn Toán và hàng nghìn thí sinh bị điểm liệt môn Ngữ Văn. Đây là một con số khủng khiếp khiến nhiều người ngỡ ngàng!

Phổ điểm thi môn Toán sau kì thi THPT quốc gia 2015 - Ảnh: Internet

Phổ điểm thi môn Toán sau kì thi THPT quốc gia 2015 - Ảnh: Internet

Điểm liệt sao nhiều tới vậy! Quá kinh khủng!

Theo đồ họa, ước tính số thí sinh bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) ở môn Toán có thể lên đến khoảng gần 40.000 thí sinh. Còn số thí sinh đạt điểm 10 chỉ có 86 học sinh.

Bên cạnh đó, ở môn Ngữ Văn, con số thí sinh bị điểm liệt có thể lên đến hàng nghìn. Ngoài ra không có thí sinh nào đạt điểm 10 môn Văn. Chỉ có 11 thí sinh đạt điểm 9,5 và 7 thí sinh đạt 9,75.

Phổ điểm thi môn Ngữ Văn sau kì thi THPT quốc gia 2015 - Ảnh: Internet

Phổ điểm thi môn Ngữ Văn sau kì thi THPT quốc gia 2015 - Ảnh: Internet

Vùng phổ điểm chủ yếu của môn Ngoại ngữ lại rơi vào vùng 2-3,5 điểm, trong khi vùng mức điểm trung bình 5-6 lại rất thấp. Sự thật về kết quả thi này khiến nhiều người hoảng hốt và băn khoăn về chất lượng dạy và học.

Phổ điểm thi môn Tiếng Anh sau kì thi THPT quốc gia 2015 - Ảnh: Internet

Phổ điểm thi môn Tiếng Anh sau kì thi THPT quốc gia 2015 - Ảnh: Internet

Đây có thể xem như là một hiện tượng “sốc” vì từ trước tới nay trong các kỳ thi THPT, thậm chí là thi cao đẳng, đại học cũng chưa từng xuất hiện một kết quả “lạ lùng” tới như vậy. Bộ GD-ĐT từng khẳng định, đề thi THPT quốc gia có khoảng 60 % câu hỏi cơ bản và 40% câu hỏi phân hóa. Nếu đúng như vậy, thì đáng lẽ phải có nhiều thí sinh đạt điểm trung bình và “hiếm” điểm liệt. Tuy nhiên kết quả thi như thực tại hoàn toàn trái với dự đoán của những người ra đề.

Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả này?

Theo lý giải của các giáo viên, nhiều em không làm được bài vì bị "mất gốc" ngay từ tiểu học. Trường tiểu học đã vậy, lên THCS học sinh lại thiếu sự quan tâm gần gũi của nhà trường và phụ huynh nên kiến thức lại càng hỏng. Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây là tại sao các em đã hỏng kiến thức mà vẫn có thể lên lớp được?

“Qua kỳ thi này mới thấy rõ được "bệnh thành tích" ẩn mình sau bức màn lớn ở các trường THPT. Khi kiểm tra học kỳ để xét học lực, tỷ lệ học sinh yếu/kém có nhiều đến thế này đâu? Hay do các trường muốn làm đẹp báo cáo nên để các em "ngồi nhầm lớp" trong khi năng lực thật sự chưa đạt. Qua đây mới thấy được nhiều nỗi lo cho công tác giảng dạy và thi đua trong nội bộ ngành giáo dục hiện nay ở nước mình” - một bạn đọc đưa ra ý kiến.

Điểm liệt sau kỳ thi THPT quá nhiều đặt ra vấn đề là làm sao các em hổng kiến thức vẫn có thể lên lớp - Ảnh minh họa: Internet

Điểm liệt sau kỳ thi THPT quá nhiều đặt ra vấn đề là làm sao các em hỏng kiến thức vẫn có thể lên lớp - Ảnh minh họa: Internet

“Giải pháp thi hai trong một đánh giá chất lượng của việc thi tốt nghiệp PTTH phần nào khách quan hơn, chứ cứ như các năm trước thì các trường cấp 3, trường nào tỷ lệ tốt nghiệp cũng từ 99,...% trở lên, cao ngất ngưởng”, một bạn đọc khác bình luận.

Song, kết quả này không quá ảnh hưởng đến kết quả xét tốt nghiệp THPT. Bởi vì nhờ điểm tổng kết năm học lớp 12 của các thí sinh đạt từ 7,0 đến 8,0 nên chỉ cần đạt 2 điểm/môn thi thì theo cách tính điểm hiện nay, nhiều em vẫn đủ điều kiện xét.

Thế nhưng, điều khiến chúng ta thực sự lo ngại ở đây không chỉ là kết quả tốt nghiệp của thí sinh mà còn ở chất lượng giáo dục, ở năng lực thực sự của thí sinh. Có lẽ nền giáo dục nước ta vẫn đang cần có những đổi mới kịp thời để có thể nâng cao chất lượng dạy và học.

KHÁNH VÂN (Tin8)

5,028 Read
205 Share
(312)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang