Lao Ái
Thời chiến quốc, trong triều đình Tần Quốc có một hoạn quan giả tên Lao Ái. Y trà trộn vào trong cung nhằm mục đích “phục vụ” cho thái hậu Triệu Cơ - mẹ đẻ của Tần Vương Doanh Chính. Trong thời gian ở bên Lao Ái, thái hậu Triệu Cơ đã sinh ra hai người con trai. Ham hư vinh, Lao Ái không những không giấu nhẹm chuyện này mà còn công khai tuyên bố mình là “giả phụ” của Tần Vương, được phong Trường Tín Hầu, sống cuộc đời giàu sang phú quý.
Sự việc đến tai Tần Thủy Hoàng và Lao Ái phải đối diện với hình phạt nặng nhất trong lịch sử: tru di tam tộc. Hai người em trai cùng mẹ khác cha do thái hậu sinh ra cũng bị giết chết. Thái hậu Triệu Cơ bị đuổi khỏi kinh thành. Riêng bản thân Lao Ái bị tịch thu hết tài sảu, phạt “ngũ mã phanh thây” – hình phạt kinh dị và tàn khốc nhất trong thời cổ đại. Như vậy, chỉ một quãng thời gian sống huy hoàng bên thái hậu Triệu Cơ, Lao Ái đã phải trả một cái giá không thể đắt hơn.
Tiết Hoài Nghĩa
Trong số những mỹ nam được Võ Tắc Thiên cưng chiều nhất, có một người mang tên Tiết Hoài Nghĩa. Trong thời gian được người đàn bà quyền lực ân sủng, Tiết Hoài Nghĩa nhanh chóng leo lên đỉnh cao của danh vọng. Thế nhưng cuộc đời “lên voi xuống chó” chỉ trong “một nốt nhạc” khiến Tiết Hoài Nghĩa rớt xuống vực thẳm. Khi Võ Tắc Thiên có người mới, Tiết Hoài Nghĩa nhanh chóng bị cho "ra rìa". Không chịu nổi sự quay lưng của Võ Thị, y ngang nhiên làm càn, đốt cháy Minh Đường.
Biết chuyện, Võ Tắc Thiên không truy cứu hay trách phạt mà chỉ nhẹ nhàng ra lệnh cho trùng tu lại Minh Đường. Đã thế Tiết Hoài Nghĩa vẫn không biết điểm dừng mà ngày càng tỏ ra điên cuồng. Y công khai mối tư tình của mình với Võ Tắc Thiên. Lúc này, Võ Thị không thể cho qua chuyện được nữa, bà quyết định ra lệnh ám sát Tiết Hoài Nghĩa. Trong ngày cuối cùng của cuộc đời, y nhận được tin hẹn gặp của Võ Thị. Trong giá rét, Tiết Hoài Nghĩa chờ nữ hoàng đến mòn mỏi nhưng không thấy, chỉ thấy một nhóm người lạ mặt đến sau đó y bị đánh đến chết mà không hiểu vì sao.
Hai anh em họ Trương
Sau cái chết của Tiết Hoài Nghĩa, Thái Bình công chúa tiến cử một người có tên Trương Xương Tông để mẹ mình “giải sầu”. Trương Xương Tông thông minh và rút kinh nghiệm từ Hoài Nghĩa, y tận dụng cơ hội này để củng cố địa vị. Cụ thể Xương Tông đã giới thiệu ngũ ca Trương Dịch Chi với Võ Tắc Thiên để hai anh em cùng phục vụ bà.
Nhờ tài sắc vẹn toàn, hai anh em nhà họ Trương được Võ Thị nhất mực ân sủng. Bá quan văn võ trong triều ai cũng phải kiêng nể họ, không dám động đến kể cả cháu trai nổi tiếng của Võ Tắc Thiên là Võ Tam Tư. Khi Võ Tắc Thiên già yếu, mọi chuyện triều chính đều phó mặc cho hai em họ Trương lộng hành. Đến lúc Lý Hiển phục vị, hai anh em họ đã bị giết chết không thương tiếc.
Lý Dịch
Phùng thị là mẹ của Hiến Văn Đế. Thái hậu tuổi đời còn trẻ nên ngọn lửa tình hừng hực. Sau khi Bắc Ngụy Văn Thành Đế qua đời, Phùng thị đã tư thông với túc vệ giám Lý Dịch nhằm thỏa mãn cơn khát tình.
Ỷ vào việc mình được thái hậu hết lòng ân sủng, Lý Dịch ra vẻ ta đây với bá quan văn võ trong triều. Y coi thường cả hoàng thượng, nuôi trong mình dã tâm cướp ngai vàng. Để thực hiện ý đồ, Lý Dịch kết bè kết cánh với những kẻ có âm mưu tạo phản. Tuy nhiên, giấc mộng xa vời của Lý Dịch đã bị “bóp nát” trong trứng nước. Hiến Văn Đế nhanh chóng “đánh hơi” được âm mưu của y và cho giăng lưới giết chết anh em và đồng đảng của Lý Dịch.
Thế nhưng Phùng thái hậu lại vô cùng đau khổ khi mất đi nhân tình, bà hận hoàng thượng đến xương tủy và tìm cách hạ độc Hiến Văn Đế để trả thù rửa hận cho Lý Dịch.
Võ Tam Tư
Võ Tam Tư vốn là một người cháu trai nổi tiếng của Võ Tắc Thiên. Sau này y trở trành nhân tình của Đường Trung Tông Vi hậu - con dâu của Võ Tắc Thiên. Vi hậu thân là mẫu nghi thiên hạ nhưng nhu cầu tình dục cao hơn người nên bà đã ngoại tình cắm sừng Đường Trung Tông.
Mặc dù Lý Hiển - vua Đường Trung Tông - biết rõ điều đó nhưng ông vẫn lờ đi. Thậm chí ông còn sắp xếp để tạo điều kiện thuận lợi cho hai người này hẹn hò. Nghiêm trọng hơn, sau này Đường Trung Tông còn gả công chúa An Lạc cho con trai thứ của Võ Tam Tư. Đến năm thứ ba Thần Long, Võ Tam Tư nảy ra ý đồ xấu. Y định bí mật lên kế hoạch phế truất thái tử Lý Trọng Tuấn nhưng sự việc bị phát giác từ trong trứng nước. Trọng Tuấn cử vũ lâm binh vây giết chết cha con Võ Tam Tư và đồng đảng. Đến khi Lý Trọng Tuấn kế vị, ông còn cho san bằng mộ của Võ Tam Tư để thỏa mãn sự căm hận.
TUẤN TÚ (Tin8, Ảnh minh họa: Internet)