Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông xây từ nguồn vốn Trung Quốc để lại nhiều tai tiếng về tiến độ, chất lượng và chi phí
Khi hacker Trung Quốc 1937 cn giáng một đòn mạnh vào website của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và hai sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất để phát tán những thông tin sai lệch về Biển Đông thì không chỉ nhân dân mà đến cả những chuyên gia an ninh mạng của nước ta cũng cảm thấy hoang mang. Không lâu sau đó, website của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũng bị tấn công.
Những hậu quả nghiêm trọng sau đó cũng cũng đã được giới chuyên gia cảnh báo. Trong đó, không loại trừ khả năng hacker sẽ chiếm được quyền kiểm soát để thay đổi lịch trình bay hoặc kiểm soát không lưu và gây ra những vụ tai nạn hàng không thảm khốc. Bên cạnh đó, thông tin của hơn 400.000 hành khách đã bị lộ nên rất có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác liên quan đến tính bảo mật tài khoản ngân hàng, thông tin lưu trữ hoặc thông tin đặt vé….
Nhóm tin tặc Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát nhiều màn hình ở sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài
Theo giới chuyên gia, nhóm hacker này đã từng tạo ra nhiều cuộc tấn công xâm nhập vào các hệ thống của nước ta với cường độ và quy mô khác nhau. Thực chất là hacker đã xâm nhập từ lâu và “cắm cọc” ở đó. Khi đến thời điểm thích hợp hoặc nhân sự kiện đặc biệt nào đó thì sẽ kích hoạt tấn công. Trong tương lai, có thể sẽ còn xảy ra nhiều vụ tấn công vào mạng nội bộ của những tổ chức kinh tế quan trọng của nước ta nữa bởi lỗ hỏng bảo mật vẫn đang âm thầm tồn tại.
Vụ tấn công làm hoạt động của sân bay bị ngưng trệ nhiều giờ liền
Vụ tấn công mạng mới đây chỉ là một trong những hệ lụy tiêu cực mà người bạn láng giềng Trung Quốc vừa gây ra cho tình hình an ninh ở nước ta. Trước đó, hàng loạt vụ việc khác như gây áp lực, xung đột với ngư dân Việt Nam ngay trên vùng biển chủ quyền Việt Nam; hướng dẫn viên du lịch xuyên tạc lịch sử Việt hoặc hàng loạt vụ thực phẩm Trung Quốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng nước ta…Giờ đây, “Trung Quốc” là nơi mang lại cho người dân Việt Nam cảm giác “mọi thứ đều xấu”.
Nói về khoản vay 7.000 tỷ đồng mà Chính phủ Việt Nam đang có dự định vay của Trung Quốc để xây đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; nếu kế hoạch được triển khai thì nước ta phải chấp nhận những điều kiện “nặng gánh” như lãi suất cao và chính Trung Quốc sẽ chỉ định nhà thầu cho dự án…Xét về mặt tài chính, kinh tế thì đó là những điều kiện bất lợi cho ta; xét về mặt thể diện quốc gia thì có vẻ như nhân dân không đồng tình với gói vay này.
Nhìn những hình ảnh này, liệu nhà nước ta có còn "mặn mà" với việc vay vốn của Trung Quốc để xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái với những điều khoảng ràng buộc "nặng gánh"?
Trước đây, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông cũng có nguồn vốn vay của Trung Quốc. Hậu quả là chi phí đội lên cao; trễ tiến độ, đường kém chất lượng…Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái cũng là một trong những dự án giao thông trọng điểm của nước ta. Với tình hình thực tế hiện tại, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Chính phủ vẫn còn đang bỏ ngõ, chưa đưa ra quyết định có vay vốn của Trung Quốc để làm đường cao tốc hay không!
KHÁNH HÒA (Tin8, ảnh: Internet)