Ngày 16/4/1943, khi thực hiện các thí nghiệm bóc tách một loại nấm trên cây lúa mì, đột nhiên Albert Hofmann cảm thấy đầu óc chao đảo và tinh thần rơi vào trạng thái mơ màng. Tâm trí ông ngay lập tức xuất hiện những hình ảnh kỳ diệu, nhiều hình dạng màu sắc rực rỡ.

Nhà hóa học vĩ đại Albert Hofmann
Ông nghi ngờ rằng mình đã hít phải chất liên quan đến LSD-25, một chất được nghiên cứu 5 năm trước. Sau đó, Albert đã tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời một chất mới mang tên LSD. Thử nghiệm trên chính mình, ông rơi vào một trạng thái điên rồ, mất cảm giác và không biết mình đang làm gì.
LSD (Lysergic Acid Diethylamide) vốn là một loại thuốc gây ảo giác và làm thay đổi tâm trạng, có thể coi là 1 loại ma túy gây ảo giác cực kỳ mạnh. LSD không vị, không mùi, và không màu.
Albert Hofmann biết rằng LSD là một chất hủy hoại thần kinh ghê gớm nhưng ông cũng hy vọng rằng loại chất này sẽ có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực y học, đặc biệt là lĩnh vực tâm thần học nên sau đó đã công bố phát minh này một cách rộng rãi.
Tuy nhiên, trái với niềm mong mỏi của Albert Hofmann, LSD sau đó chủ yếu bị lạm dụng như ma túy, gây ảnh hướng xấu đến toàn xã hội và hiện bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia.
Cũng chính vì vậy, ngoài việc được ca ngợi như một thiên tài, Albert còn được gọi là tác giả của phát minh “ác độc” nhất thế giới.
Albert Hofmann (11/1/1906-29/4/2008) vốn là một nhà khoa học lừng lẫy người Thụy Sỹ. Sinh ra và lớn lên tại Baden, Albert là anh cả trong một gia đình gồm 4 người con có bố làm công nhân nhà máy.
Do hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nên cha đỡ đầu phải nhận trả toàn bộ chi phí cho việc học hành của Albert. Khi cha bị bệnh, ông đã làm thêm không ít công việc, bên cạnh niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình.
Từ nhỏ, Albert Hofmann đã thích khám...