Trong hai ngày (14-15/3), TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm lần hai xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP Vật liệu Xây dựng & Xuất nhập khẩu Hồng Hà (Công ty Hồng Hà) và Công ty CP Phát triển Kinh tế Hà Nội (Công ty Hà Nội).
Gần giữa tháng 6/2014, vụ án được đưa ra xét xử lần một và tuyên phạt Trần Ứng Thanh (tổng giám đốc Công ty Hồng Hà), Nguyễn Đức Thắng (môi giới) cùng tù chung thân; Nguyễn Đức Lợi (em trai ông Thắng) 18 năm tù, Nguyễn Quốc Xương (cựu phó tổng giám đốc Công ty Hồng Hà) 13 năm cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, cấp Giám đốc thẩm đã hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm để xác định lại tội danh của các bị cáo.
Sau bốn năm, lần sơ thẩm thứ hai này, ông Thanh đã chết nên được đình chỉ điều tra, bị cáo Xương bệnh hiểm nghèo xin xét xử vắng mặt. Cáo trạng lần này tiếp tục truy tố ba bị cáo tội danh lừa đảo.
Chiều nay (15/3), sau hai ngày xét xử, đại diện VKS đã đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Thắng tù chung thân, Lợi 18-20 năm, Xương 13-15 năm cùng tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 4, Điều 139 Bộ Luật hình sự 1999). Buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường số tiền đã chiếm đoạt.
VKS cho rằng, hậu quả vụ án xảy ra đặc biệt lớn, số tiền chiếm đoạt gần 137 tỷ đồng, do bị hại tin tưởng các giấy tờ "hợp lệ" mà nhóm bị cáo đưa ra để nộp tiền. Công tố viên đề nghị tòa xem xét một phần trách nhiệm của UBND quận Hoàn Kiếm và lãnh đạo Công ty Hồng Hà.
 |
Hai anh em bị cáo Thắng (trái) và Lợi tại phiên sơ thẩm lần hai. |
Theo cơ quan công tố, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ tại Khu đô thị mới Việt Hưng, Hà Nội, nằm trong nội dung đề xuất hình thành các dự án thuộc “Đề án giãn dân phố cổ” do UBND quận Hoàn Kiếm cùng đơn vị tư vấn soạn thảo.
Ngày 15/8/2012, Thường vụ Thành ủy thông qua và giao cho UBND thành phố Hà Nội báo cáo Thủ tướng cho phép triển khai cơ chế đặc thù, được chỉ định nhà thầu ứng vốn xây dựng và được thi công khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ.
Việc này vẫn là chủ trương, chưa có ý kiến của Thủ tướng, UBND TP Hà Nội. Đến nay, dự án mới được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, chưa được khảo sát thiết kế kỹ thuật, lập dự toán để lựa chọn nhà thầu thi công.
Ngày 14/6/2000, UBND TP Hà Nội có Công văn số giao cho quận Hoàn Kiếm là chủ đầu tư dự án giãn dân phố cổ tại Khu đô thị Việt Hưng; nguồn vốn thực hiện dự án, thành phố...