Ông Võ Kim Cự: "Cấp phép cho Formosa, tôi không có gì sai, có sai là sai trong quá trình thực hiện"

Ngày đăng: 25/07/2016
5,720 Read
291 Share
Tiin8 - Là người trực tiếp ký cấp phép cho Formosa đầu tư nhà máy luyện thép tại Vũng Áng (Hà Tĩnh), ông Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vẫn "im hơi lặng tiếng" sau hơn 3 tháng kể từ khi xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra. Đây là lần hiếm hoi ông trao đổi với báo chí về quá trình cấp phép dự án này.

Mô tả hình

Ông Võ Kim Cự trả lời báo giới ngày 24/07 sau thời gian dài từ chối

Suốt mấy tháng qua, những từ khóa “cá chết”, “Formosa Hà Tĩnh” chưa bao giờ hết nhức nhối trên các bản tin và phương tiện truyền thông. Đặc biệt, từ khi Bộ Tài Nguyên - Môi trường chính thức khẳng định trách nhiệm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa ) là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung hồi cuối tháng 6, thì câu hỏi vì sao công ty này được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và thuê đất với thời hạn 70 năm ở Khu kinh tế Vũng Áng khiến dư luận quan tâm đặc biệt.

Sau một thời gian dài để dư luận chờ đợi, cuối cùng, ngày hôm qua (24-7), ông Võ Kim Cự, đại biểu Quốc hội khóa 14, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã trao đổi “thẳng thắn” với báo chí cũng như thừa nhận trách nhiệm của ông và chính quyền về “hành động lịch sử” này.

Lựa chọn Formosa là phù hợp với bối cảnh lịch sử?

Theo ông Võ Kim Cự, việc Hà Tĩnh đồng ý và lựa chọn Công ty Formosa là nhà đầu tư Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng là “phù hợp với bối cảnh lịch sử”“Tại thời điểm năm 2007- 2008, Việt Nam đang cần thiết xúc tiến kêu gọi, mời đầu tư đối với những lĩnh vực quan trọng của đất nước như luyện thép, sản xuất điện và lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển. Và với ông Cự thì “hồi đó chúng tôi đã làm nghiêm túc”, thậm chí đã phải trải qua “một cuộc cân não” để quyết định được việc chọn Formosa hay các nhà đầu tư khác  để có quyết định trên.

Mô tả hình

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định Formosa chính là thủ phạm gây ra tình trạng cá chết hồi cuối tháng 6

Ông Cự cũng cho biết thêm, Trung ương và Thanh tra Chính phủ đã có 2 lần kiểm tra, trong đó một lần là của Trung ương và một lần của Thanh tra Chính phủ thanh tra trên các lĩnh vực về đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng, đầu tư… Thanh tra Chính phủ sau khi tiến hành thanh tra đã lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, báo cáo Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức hai cuộc họp và đi đến kết luận nhất trí với chính quyền thành phố Hà Tĩnh.

Được cấp phép hay trái phép?

Trước câu hỏi của dư luận "Tại sao Formosa lại được cấp phép lên đến 70 năm", "việc cấp phép như vậy có đúng thẩm quyền hay không hay là trái phép", ông Cự khẳng định tất cả đã được sự đồng thuận và nhất trí cao của các cấp chính quyền.

Mô tả hình

Đau lòng lắm cá ơi

Không phải đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa. Đầu tiên là báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận chủ trương. Sau đó Nhà đầu tư lập dự án với nhiều bước. Trước khi thẩm định đã có ý kiến của 12 Bộ chuyên ngành, kể cả các cơ quan trong khối nội chính, Quốc phòng, an ninh… đồng ý với các nội dung. Sau đó là thẩm định rồi báo cáo Chính phủ. Cuối cùng, Chính phủ đồng ý để cho Hà Tĩnh được cấp phép", ông Võ Kim Cự nhấn mạnh.

Mô tả hình

Lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xin lỗi nhân dân Việt Nam cuối tháng 6 vừa qua

Bên cạnh đóViệc cấp phép thời hạn của giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư là 70 năm cũng căn cứ vào Điều 36 của Luật Đầu tư quy định. Trong Luật đã quy định rõ, đối với những Dự án có nguồn đầu tư có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm và đạt được các tiêu chí như cần khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực như luyện thép, cảng biển, sản xuất điện và sử dụng trên 5000 nghìn công nhân trở lên. Dự án này đã đạt được cả 4 tiêu chí theo quy định của Luật Đầu tư nên việc cấp phép 70 năm là đúng theo quy định của pháp luật., ông Cự cho biết thêm.

Như vậy, việc cho phép Formosa vào Việt Nam là quyết định đã được các cấp ban ngành từ Trung ương đến địa phương thông qua tại thời điểm đó, như ông Cự khẳng định “Chúng tôi cũng phải xin ý kiến Trung ương, chứ không phải địa phương tự quyết”.

Mô tả hình

Bể xả thải của Formosa - kẻ thù của môi trường biển

Theo giải thích của nguyên Bí thư tỉnh ủy thành phố Hà Tĩnh, có vẻ như từ chính quyền địa phương đến Trung ương đã có sự phối hợp “nhịp nhàng, hợp lý, đúng quy trình”  mới dẫn tới Văn bản số 926 ngày 30-1-2015. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất việc cấp phép thời hạn của Dự án Formosa 70 năm là phù hợp, giữ nguyên với thời hạn trong Giấy chứng nhận đầu tư mà Khu kinh tế Vũng Ánh đã cấp. Thủ tướng khẳng định và đồng ý sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.

Làm nghiêm túc, đầy đủ quy trình một cách chặt chẽ, không có gì sai?

Với tư cách Lãnh đạo Hà Tĩnh trong giai đoạn Formosa đầu tư, theo ông Võ Kim Cự, bản thân mình đã “làm nghiêm túc, đầy đủ quy trình một cách chặt chẽ, không có gì sai”

Ông Cự cũng cho rằng thời gian ông đang công tác ở Hà Tĩnh thì Formosa mới chỉ làm mặt bằng nên chưa gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới môi trường biển. Còn sau đó, khi Formosa bắt đầu cho chạy thử thì ông đã rời khỏi Hà Tĩnh nên không còn trực tiếp chỉ đạo và giám sát dự án này nữa. Vấn đề cấp phép là đúng quy trình, “tôi không có gì sai cả”, có sai thì chỉ là “sai trong quá trình thực hiện”

Như vậy, ông Võ Văn Cự đã gián tiếp khẳng định mình hoàn toàn đúng trong quá trình Formosa được cấp giấy phép hoạt động 70 năm tại Việt Nam. Trách nhiệm của ông, nếu có, là sự băn khoăn của một người lãnh đạo “Tôi thấy có phần trách nhiệm của mình, nói là đứng ngoài cuộc thì không phải”, còn những gì diễn ra sau đó trong quá trình Formosa đầu tư, là ngoài ý muốn!

Mô tả hình

Đến bao giờ, biển mới trong lành trở lại

Bên cạnh đó, với tư cách đại biểu Quốc hội và đặc biệt là người đã từng là Chủ tịch, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, trước sự cố môi trường nghiêm trọng do Formosa gây ra tại các tỉnh miền Trung, ông Võ Văn Cự còn nhấn mạnh “Bản thân cá nhân tôi cũng có phần trách nhiệm cùng với bộ máy địa phương. Tôi đã nói đây là một bài học kinh nghiệm để cho các dự án tiếp theo, nhưng phải làm rõ ràng. Cá nhân tôi sẽ làm hết sức mình, nỗ lực cao nhất để tham gia những công việc góp phần đẩy nhanh hơn việc ổn định đời sống cho bà con những vùng bị ảnh hưởng. Mong dư luận có những cái nhìn thấu tình đạt lý để tiếp tục khơi dậy động lực phát triển, tiếp tục thu hút đầu tư, còn các nhà đầu tư,thông qua vụ việc này cũng phải nhìn nhận là một bài học, tự giác nghiêm túc.

DZUNG LÊ (Tin8, ảnh: Internet)

5,720 Read
291 Share
(368)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang