
Ông Đinh La Thăng thời điểm chưa vướng vào lao lý. (Ảnh: IT)
Tính đến nay, Viện KSND Tối cao đã ban hành 2 cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và đồng phạm. Khi ông Thăng bị bắt tạm giam, Cơ quan An ninh điều tra và Cảnh sát điều tra của Bộ Công an cùng tiến hành điều tra để làm rõ hành vi vi phạm của ông Thăng trong hai vụ án khác nhau.
Ở vụ án thứ nhất (sẽ xét xử ngày 8.1.2018), là Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), ông Đinh La Thăng được các cơ quan tiến hành tố tụng nhận xét: “Bị can thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách người đứng đầu”.
Ở vụ án vi phạm khi PVN góp vốn và làm mất 800 tỷ đồng tại OceanBank, trong kết luận điều tra ngày 19.12, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã nhận xét về ông Thăng như sau: Quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng với bản chất sự việc để đối phó gây cản trở hoạt động điều tra.
Cụ thể, vào tháng 3.2017, khi Ủy ban Kiểm tra T.Ư làm việc với PVN để làm rõ một số dấu hiệu vi phạm thì ông Đinh La Thăng, lúc này là Bí thư Thành ủy TP.HCM, đã gọi điện nhờ một số người là thành viên HĐQT của PVN năm 2008 xác nhận việc năm 2008, HĐQT của PVN có họp bàn về chủ trương góp vốn vào PVN.
Ông Đinh La Thăng đã sử dụng giấy xác nhận để cung cấp cho cơ quan chức năng, nhưng sau khi bị bắt tạm giam vào ngày 8.12, ông Đinh La Thăng đã xin thay đổi lời khai và thừa nhận sự việc trên. Cơ quan điều tra cũng đã làm việc với một số người đã được ông Đinh La Thăng nhờ, thấy do cả nể nên những người này đã ký xác nhận cho ông Thăng, trên...