Theo ông Khởi, năm nay gia đình ông nuôi thửa trên dưới 100 con chim công thương phẩm nhưng do lượng khách đặt hàng quá nhiều nên đến thời điểm hiện tại ông đã phải từ chối nhiều khách để giữ lại đàn nhằm phục vụ công tác nhân giống trong những năm tiếp theo.
“Trung bình mỗi con chim công có giá 6 triệu đồng, song nhiều khách đại gia sẵn sàng trả tôi nhiều tiền hơn để mua chim về ăn Tết nhưng tôi cũng không dám bán nữa vì sợ sẽ hết đàn không còn chim để nhân bán giống trong các năm tiếp theo” – ông Khởi nói.
Nói về nguyên nhân chim công đắt hàng vào dịp Tết, ông Khởi cho hay: Chim công ngoài vẻ đẹp tuyệt vời ở bộ lông dùng để trang trí nhà cửa, biệt thự, ăn thịt loài chim đẹp nhất thế giới này còn thể hiện cho sự giàu sang, quyền quý. Đặc biệt, theo Đông y, thịt chim công không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có khả năng giải độc cho cơ thể người rất tốt nên mấy năm gần đây các gia đình có điều kiện thường săn tìm, mua chim công về ăn, biếu Tết nhiều.

Để chim có thịt ngon và lông đẹp rực rỡ, ông Khởi cho chim ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, thóc và đặc biệt là rau xanh.
Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, ông Khởi giờ đã thành chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc chim công. Ông cho biết, nguồn thức ăn của chim công khá đơn giản, chủ yếu là thóc, ngô và rau cỏ chiếm 60%. So với gà, vịt, lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi. Mỗi giai đoạn trưởng thành cần bảo đảm lượng thức ăn phù hợp.

Theo đó, đối với chim non mới nở thì khẩu phần ăn là 100% cám gà tổng hợp. Sau 30 ngày tuổi, hệ tiêu hóa của chim non đã cứng cáp hơn có thể pha thức ăn theo tỷ lệ: 70% cám tổng hợp – 30% ngô hoặc thóc nghiền. Chim công từ 6 đến 8 tháng tuổi có thể nuôi nhốt ngoài chuồng lớn cùng các cá thể khác thì cho chúng ăn bổ sung các loại rau xanh như rau ngót, cải…
“Khi chim đạt tuổi trưởng thành, có thể cho ăn cám tổng hợp và các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, thóc và đặc biệt là rau xanh để giúp chim công có bộ lông bóng mượt, màu sắc rực rỡ” – ông Khởi tiết lộ.

Cận cảnh đàn chim trưởng thành và chim công bố mẹ tại trang trại của ông Khởi.
Về chuồng trại, ông Khởi tận dụng nhà kho, xưởng, chuồng gà sẵn có, cải tạo thành chuồng nuôi chim để giảm chi phí. Xây dựng chuồng trại nuôi công tuy đơn giản, ít chi phí nhưng cần bảo đảm sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Bên cạnh chuồng chính, ông Khởi còn thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng những con bị bệnh, đồng thời tránh lây nhiễm bệnh cho các cá thể khác. Điều quan trọng hơn nữa là việc vệ sinh chuồng, không gian nuôi chim công phải luôn khô thoáng để phòng tránh bệnh. Đặc biệt, ông Khởi còn dùng cát vàng rải nền chuồng để hút ẩm giúp công không bị bẩn và phòng ngừa giun, sán.

Một con chim công đực xòe lông múa tại trang trại của ông Khởi.
Ông còn...