
Núi Rainier là ngọn núi cao nhất Washington
Một đợt động đất làm rung chuyển núi St Helens ở Washington có thể đã đánh thức một ngọn núi lửa khác nguy hiểm hơn, có khả năng san phẳng toàn bộ thành phố Mỹ, các nhà địa chấn cảnh báo.
Núi St Helens, một ngọn núi lửa đang hoạt động ở miền nam Washington, đã bị trận động đất mạnh 3,9 độ làm rung chuyển hôm thứ 4. Đây là trận động đất mạnh nhất ở khu vực kể từ năm 1981, theo Daily Star. Sau trận động đất mạnh 3,9 độ này, khoảng 150 trận động đất nhỏ khác đã xảy ra.
Năm 1980, trận động đất mạnh 5,1 độ đã làm rung chuyển núi lửa St Helens, gây ra một vụ phun trào khủng khiếp khiến 57 người thiệt mạng.
Tháng trước, các nhà địa chấn ở Đại học Washington đã ghi nhận hơn 80 trận động đất ở ngọn núi này – tăng gấp ba lần trung bình.
Theo các chuyên gia, các đợt động đất ở ngọn núi St Helens là khá phổ biến và không nhất thiết là dấu hiệu của một vụ phun trào.
Nhưng các nhà địa chấn học tin rằng các rung chấn liên tiếp có thể gây xáo trộn cho ngọn núi lửa gần đó nguy hiểm hơn.

Cứ mỗi 500 đến 1.000 năm, núi Rainier thải ra các dòng bùn núi lửa được gọi là lahar.
Ông Seth Moran, giám đốc của Đài quan sát núi lửa Cascades thuộc Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), cho biết Rainier là núi lửa nguy hiểm nhất ở Washington.
Cứ mỗi 500 đến 1.000 năm, núi Rainier – ngọn núi cao nhất Washington – thải ra các dòng bùn núi lửa được gọi là lahar.
Những vụ sạt lở lahar này có thể chảy xuống sông Puyallup dài 72 km, hướng tới thành phố Tacoma.
Nếu núi Rainier gây sạt lở một dòng lahar lớn, hàng chục ngàn người sẽ nằm trong dòng chảy của nó.