Phong trào chết giả đang được rất nhiều bạn trẻ Trung Quốc hưởng ứng - Ảnh: Internet
Nơi phát động trào lưu này là một công ty làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tang lễ. Người tham gia hoạt động chết giả chỉ cần nằm trong quan tài để có thể cảm nhận cái chết rõ ràng nhất. Ban đầu, nhiều người nghĩ đây là dịch vụ rất kỳ lạ và không phù hợp với quan niệm tâm linh của phần đông dân số theo đạo Phật ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bởi mục đích và ý nghĩa sâu sắc của việc trải nghiệm cái chết nên nó đã trở thành phong trào được nhiều người trẻ ủng hộ và hưởng ứng.
Thậm chí, nhiều người sống ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc còn biến tấu trải nghiệm này thành một trò chơi. Họ thi xem ai nằm trong quan tài lâu hơn thì sẽ trở thành người thắng cuộc. Giải thưởng sẽ do những người tham gia trò chơi thương lượng với nhau.
Một người tham gia trải nghiệm tự chụp ảnh lưu niệm cho mình - Ảnh: Internet
Những chiếc quan tài ở Trùng Khánh chia làm 2 loại, phân biệt với nhau bằng hai dòng chữ “Tài xế say xỉn” và “Ngẩn ngơ vì say rượu”. Trong đó, loại thứ 2 phổ biến hơn vì có thể nằm được 2 người. Nhiều cặp yêu nhau muốn cùng trải nghiệm cái chết lãng mạn chọn cách trải nghiệm cái chết trong chiếc quan tài “Ngẩn ngơ vì say rượu”.
Hai loại quan tài phổ biến ở Trùng Khánh được sử dụng trong phong trào chết giả - Ảnh: Internet
Bạn trẻ tên Yang, sống ở khu vực trung tâm thành phố Trùng Khánh chia sẻ cảm giác sau khi tực tiếp trải nghiệm cái chết giả trong quan tài: “Khi bạn bước vào quan tài, nằm xuống, nhân viên sẽ đóng nắp quan tài lại. Mọi thứ bỗng trở nên tối đen. Dù biết rằng bên ngoài vẫn còn nhiều người đứng đó nhưng bạn vẫn cảm thấy rất sợ hãi. Khi không vượt qua được nỗi sợ đó, tôi đã đẩy chiếc nắp quan tài ra khi người đã ướt đẫm mồ hôi. Lúc nằm trong quan tài, tôi đã nghĩ hôm nay là ngày cuối cùng tôi được sống nhưng vẫn còn quá nhiều điều tôi chưa thực hiện được. Tôi thấy quý trọng cuộc sống này hơn”.
Chiếc quan tài đủ chỗ cho hai người để các bạn trẻ cùng nhau trải nghiệm cái chết lãng mạn - Ảnh: Internet
Liên quan đến dịch vụ chết giả, trước đây có nhiều khóa đào tạo kỹ năng sống ở TP.HCM - Việt Nam lồng ghép trải nghiệm này vào chương trình đạo tạo của mình với mục đích làm cho người học ý thức được sự sống quý giá đến mức nào và mình cần phải làm gì để có một cuộc đời ý nghĩa, không còn gì phải hối tiếc khi cái chết đang cận kề. Tuy nhiên, có lẽ hình thức giáo dục này phạm phải nhiều điều cấm kỵ về tâm linh nên không được phụ huynh lẫn học viên ủng hộ.
KHÁNH HÒA (Tin8)