Những nhà khoa học "chân đất" và sản phẩm khiến giới nghiên cứu phải ngước nhìn

Ngày đăng: 11/12/2015
5,417 Read
280 Share
Tin8 - Nhiều “nhà sáng chế nông dân” dù chưa được đào tạo về nghiên cứu khoa học nhưng vẫn có thể khiến mọi người ngước nhìn. Họ đã mang đến cho xã hội những phát minh có tính ứng dụng trong đời sống và sản xuất rất cao.

máy cấy siêu tốc

Chiếc máy cấy siêu tốc của anh Nghĩa rất thiết thực cho công việc đồng án của bà con nông dân - Ảnh: Internet

Nông dân chế tạo máy cấy siêu tốc khiến nhà khoa học “ngước nhìn”

Câu chuyện về “nhà sáng chế” Trần Đại Nghĩa và chiếc mấy cấy lúa siêu tốc đã từng gây “sốt” vùng quê xã Đông Hoàng, huyện Tiên Hải, tỉnh Thái Bình. Nhìn thấy người mẹ của mình và những người phụ nữ trong xóm ngày đêm vất vả với công việc đồng áng, anh Nghĩa ấp ủ dự định sẽ làm điều gì đó giúp những người phụ nữ này có cuộc sống an nhàn hơn. Anh bắt đầu tìm tòi, chế tạo chiếc máy cấy siêu tốc không cần động cơ.

Ngay từ lúc đầu triển khai, anh Nghĩa đã đặt mục tiêu làm được chiếc máy không cần dùng đến động cơ. Như thế, máy sẽ không cần sử dụng nhiên liệu, an toàn, dễ di chuyển và có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân. Bắt đầu từ con số 0, anh Nghĩa tìm đến các cửa hiệu sửa chữa xe máy, hàn xì để tìm vật liệu hoặc học hỏi tất cả những gì có thể học được. Thời gian này anh giữ bí mật về “giấc mơ” của mình với tất cả người thân trong nhà.

Nghĩa miệt mài với các bản vẽ và những loại vật liệu sắt thép tưởng chừng như vô hồn. Anh nghiên cứu bản vẽ mọi lúc, mọi nơi. Nhiều khi vợ anh thấy thắc mắc về việc anh đang làm nhưng anh chỉ ậm ừ bảo “làm chơi cho vui”. Đến khi chuẩn bị công đoạn lắp ráp cuối cùng, anh mới chia sẻ với vợ về hình ảnh của chiếc máy cấy trong tương lai. Lúc này, anh quyết định từ bỏ công việc tài xế (trước đó anh Nghĩa là tài xế taxi) quay về với ruộng đồng, dồn tâm huyết vào chiếc máy cấy.

nông dân làm khoa học

Anh Nghĩa (ngồi giữa) đang giới thiệu sáng chế của mình - Ảnh: Interne

Hơn một tháng “ăn ngủ cùng máy cấy”, người nông dân trẻ đã cho ra đời chiếc máy cấy hoàn chỉnh. Đúng như mục tiêu ban đầu, máy không cần động cơ mà vận hành bằng sức kéo. Tổng trọng lượng chỉ ở mức 24 kg nên di chuyển khá dễ dàng. Thời gian đầu mới xuất hiện, người dân địa phương cứ đoán già đoán non rồi tự đặt tên cho chiếc máy của anh Nghĩa.

Lúc này ruộng đồng đã hết mùa cấy nên anh mang máy ra đoạn sông cạn cho chạy thử. Bộ phận tách mạ đã hoạt động nhưng chưa được trơn tru nên anh tiếp tục tìm cách để nó làm theo ý mình. Vụ cấy tiếp theo, anh Nghĩa mạnh dạn đưa máy vào hoạt động. Máy vận hành ổn định giúp cây lúa mùa ấy phát triển tốt, năng suất cao làm anh phấn khởi.

“Tiếng lành đồn xa”, nhiều nông dân trong xã truyền tai nhau về chiếc máy cấy của anh Nghĩa. Anh có những đơn đặt hàng đầu tiên. Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng hào hứng chia sẻ “Máy có công suất tương đương với khoảng 7-8 người cấy; bằng khoảng 4 sào/ngày. Khoảng cách giữa mỗi hàng cấy có thể tự điều chỉnh theo ý muốn của người dùng. Với 4 mỏ cấy, nông dân có thể làm được 4 khóm lúa/giây. Đặc biệt, máy có hệ thống gạt bùn nên người kéo máy vận hành không cần xóa vết chân đi lại trên mặt ruộng".

Từ đó, câu chuyện về chiếc máy cấy siêu tốc lan truyền trên cả nước. Anh Nghĩa làm hàng “không đủ bán”.

Máy xay phế phẩm tiết kiệm gần 1 triệu đồng cho 1ha rau quả

Anh nông dân Vũ Đình Phúc (ở đường Nguyễn Siêu, P.7, TP.Đà Lạt) đã mất hơn 2 năm mày mò để cho ra đời chiếc máy xay phế phẩm nông nghiệp. Phát minh này vừa có thể giảm lượng rác thải ra môi trường, vừa tiết kiệm chi phí phân bón cho bà con nông dân.

Anh Phúc bên chiếc máy xay phế phẩm của mình - Ảnh: Internet

Anh Phúc bên chiếc máy xay phế phẩm của mình - Ảnh: Internet

Anh Phúc chân thành chia sẻ: “Do mình ít chữ nên mày mò lâu và khá đau đầu nhưng khi làm xong thì vui sướng vô cùng”. Ban đầu, anh làm ra chiếc máy nhỏ với công suất xay 10 m3 phế  phẩm trong 8 giờ. Sau đó, anh cải tiến để cho ra chiếc máy lớn hơn đạt công suất 10m3 phế phẩm mỗi giờ.

Theo anh Phúc, chiếc máy xay phế phẩm này mang lại lợi nhuận rất đáng kể. Cụ thể, trước đây anh mất 1 triệu đồng cho 1 tấn phân bón nhưng nay chỉ cần mua từ 200.000 đến 300.000 đồng phân đơn chất rồi trộn với phế phẩm nông nghiệp đã xay ra để bón cho 1ha rau, hoa, quả. Như vậy, gia đình anh tiết kiệm được 700.000 đồng tiền phân bón trên mỗi ha đất trồng nông sản.

Máy cuốn biến rơm thành tiền

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười đã rất quen thuộc với hàng loạt loại máy móc phục vụ công việc của bà con địa phương và nhiều khu vực khác của ông Phan Tấn Bện (55 tuổi). Tính đến nay, “nhà khoa học của nông dân” này đã phát minh 15 loại máy móc, xuất xưởng hơn 2.000 chiếc. Trong đó, đáng tự hào nhất là chiếc máy cuốn rơm tự động.

Ông Bện nhìn thấy nguồn nguyên liệu bao la ở ruộng đồng và nhu cầu sử dụng rơm làm thức ăn cho bò, làm nấm, ủ gốc cây thanh long hoặc làm phân vi sinh. Và ý tưởng về một chiếc máy biến rơm thành tiền ra đời từ đó.

máy cuộn rơm, nông dân làm máy cuộn rơm

Chiếc máy cuốn rơm tham gia sự kiện triển lãm sản phẩm sáng chế tại Tp.HCM - Ảnh: Internet

Nền tảng sáng tạo máy cuốn rơm của ông Bện là chiếc máy gặt đập liên hợp. Máy chạy bằng xích cao su nên có thể vận hành ở mọi địa hình. Phần cuộn rơm nằm ở phía trước để người lái dễ thao tác và điều chỉnh kích thước cuộn rơm. Khi cuộn xong, rơm được thả vào thùng chứa ở phía sau.

Thùng chứa này có sức chứa tối đa là 30 cuộn hoặc một tấn rơm thành phẩm. Máy chạy bằng động cơ diesel cho năng suất 80 đến 120 cuộn rơm/giờ. Ước tính trung bình mỗi ngày, 2 nhân công có thể cuốn sạch rơm trên 4ha ruộng. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nông dân bán mỗi cuộn rơm với mức giá 15.000 đến 20.000 đồng/cuộn. Nếu giao tận nơi thì giá sẽ cao hơn gấp đôi. Hiện tại, ông Bện đã đăng ký sáng chế cho chiếc máy cuộn rơm “huyền thoại” này.

KHÁNH HÒA (Tin8, tổng hợp)

5,417 Read
280 Share
(364)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang