Video người dân Trung Quốc nuôi lông mũi dài để chống lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng - Nguồn: YouTube
Từ thực tế hiện nay, “Hairy Nose” vẻ ra một viễn cảnh đen tối của Trung Quốc trong tương lai, khi trình trạng ô nhiễm không khí trở nên rất nghiêm trọng. Lúc này, lông mũi sẽ đóng vai trò giống như đầu lọc không khí giúp bảo vệ bản thân trước khói bụi tràn ngập.
Mở đầu đoạn video, người dẫn truyện nêu ra thực trạng ở Trung Quốc hiện nay bằng câu nói: “Hãy nhìn họ - những người sống sót trong kỷ nguyên ô nhiễm”. Sau đó, màn hình xuất hiện những người dân ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề… thậm chí đến cả chú chó đều sở hữu riêng cho mình bộ lông mũi dài thướt thướt, dị hợm.
Người dân Trung Quốc phải nuôi lông mũi thật dài để chống lại sự ô nhiễm không khí - Ảnh cắt từ video
Đến chú chó cũng sở hữu bộ lông mũi dài - Ảnh cắt từ video
Trong thế giới này, lông mũi trở thành “mốt”, thành điểm nhấn quan trọng trong tất cả các hoạt động của người dân như thời trang, văn hóa…
Tuy vậy, ở cuối đoạn video, một người đàn ông đã quyết tâm cạo sạch lông mũi và đi tìm lại bầu trời xanh cho thành phố. "Hãy thay đổi tình trạng ô nhiễm môi trường trước khi nó thay đổi chúng ta” cũng chính là thông điệp của người dân thành phố Bắc Kinh nói riêng và đất nước Trung Quốc nói chung về tình trạng ô nhiễm mà họ đang hứng chịu.
Lông mũi trở thành xu hướng hot trong nay mai? - Ảnh cắt từ video
Hãy thay đổi tình trạng ô nhiễm môi trường trước khi nó thay đổi chúng ta - Ảnh cắt từ video
Theo kết quả ghi nhận từ báo cáo của tổ chức Berkeley Earth tại California (Mỹ), mỗi năm có khoảng 1.6 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí ở Trung Quốc. Ở các thành phố lớn phía Bắc như Bắc Kinh, tuổi thọ của người dân ngắn hơn 5.5 năm so với các thành phố phía Nam và số người chết vì ung thư phổi tăng đến 465% trong vòng 30 năm trở lại đây.
Đoạn video “Hairy Nose” là sản phẩm tuyên truyền thuộc chiến dịch Goblue được tổ chức WildAid Trung Quốc khởi xướng từ năm 2015 sau khi chứng kiến sự ô nhiễm không khí đáng báo động ở nước mình. Chiến dịch GOblue nhằm kêu gọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động ở Trung Quốc - Ảnh: Internet
Khói bụi bảo phủ các tòa nhà chọc trời ở Bắc Kinh như sương mù - Ảnh: Internet
Ô nhiễm không khí đã và đang giết chết con người ở khắp nơi trên giới. Năm 1952, Luân Đôn, thủ đô nước Anh phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng khiến 8.000 người tử vong. Theo số liệu thống kê trên thế giới, 65% số ca tử vong ở châu Á và 25% trường hợp tử vong ở Ấn Độ là do ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí cũng cướp đi hơn 50.000 người Mỹ mỗi năm… Ước tính đến năm 2050, 6 triệu người trên toàn thế giới sẽ chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.
Ở Việt Nam, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước. Theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, 72% hộ gia đình có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí.
Có thể nói, việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng chính là trách nhiệm của tất cả mọi người trên toàn thế giới. Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý, sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường, chú trọng công nghệ xanh… là cách giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hiện nay trên thế giới.
TỪ MINH (Tin8)