Người dân thấy nước sông vàng đục trước khi cá chết hàng loạt ở sông La Ngà, Đồng Nai

Ngày đăng: 06/05/2016
5,707 Read
329 Share
Tin8 - Hàng trăm người dân sống bằng nghề nuôi và bán cá ở sông La Ngà (Đồng Nai) đang điêu đứng bởi hiện tượng cá bè chết hàng loạt, nổi đầu trắng mặt sông.

cá chết ở sông La Ngà

Người dân nuôi cá bè ở sông La Ngà đang "điêu đứng" vì hiện tượng cá chết hàng loạt - Ảnh: Internet

Nhiều người dân ở xã Phú Ngọc và xã La Ngà (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) cho biết trước khi xảy ra hiện tượng cá nuôi bè chết hàng loạt thì nước sông bỗng chuyển thành màu vàng đục. Cá bị nổi đầu nên các hộ nuôi kéo bè chạy lên thượng nguồn sông La Ngà và dùng máy sục oxy nhưng vẫn không cứu được cá.

Chị L (ở km103, xã Phú Ngọc) cho biết cá chết ở bè nhà chị chủ yếu là cá diêu hồng, trọng lượng cỡ 600 - 800 gram. Thương lái chỉ thu mua với giá 13.000 đồng/kg. Trong khi đó, cá sống được bán với giá 50.000 - 60.0000 đồng/kg.

bán cá chết

Cá chết chỉ được bán với giá 2.000 - 3.000 đồng/kg - Ảnh: Internet

Cùng với cá diêu hồng, các loại cá chép, cá lăng ở các lồng bè khác cũng chết hàng loạt khiến nhiều người dân vớt lên đi bán với giá rất rẻ. Thậm chí có người chỉ mua cá chết với mức 2.000 – 3.000 đồng/kg mà vẫn không thể mua hết vì số lượng quá nhiều.

sông La Ngà

Một đoạn sông La Ngà thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai - Ảnh: Internet

Người đại diện UBND xã La Ngà cho biết đã thống kê số lượng cá chết khoảng gần 10 tấn và chính quyền đang xác minh thiệt hại của người dân. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cũng đã phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường lấy mẫu nước trên sông La Ngà cùng với mẫu cá chết để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Hiện tại, phía chính quyền vẫn chưa công bố lý do làm cá chết hàng loạt nhưng nhiều người dân sinh sống lâu năm ở đây cho rằng cá chết là do không sống nổi với nguồn nước ô nhiễm do các nhà máy trong khu vực xả chất thải ra sông. Hiện tượng này không phải là lần đầu tiên xuất hiện ở sông La Ngà. Trước đây, địa bàn xã đã nổ ra cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân địa phương để phản đối hoạt động sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước của một nhà máy men.

KHÁNH HÒA (Tin8)

5,707 Read
329 Share
(413)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang